Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6

Ngày 05/06/2024 00:00:00

 

 Ngày truyền thống Người cao tuổi là ngày lễ để tôn vinh những đóng góp của người cao tuổi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là ngày để nhắc nhở mọi người hãy quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội.

Vào ngày 6/6/1941, Bác Hồ đã kêu gọi về "quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết". Trong bài "Kính cáo đồng bào", Bác đã nêu cao vai trò của những người cao tuổi trong ngày giải phóng dân tộc. Sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công, người cao tuổi Việt Nam đã góp phần vào công cuộc dựng và giữ nước trong các cuộc kháng chiến chống giặc.Từ những công lao mang ý nghĩa to lớn này mà Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 6/6 hằng năm là Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam.

Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam diễn ra với mong muốn nâng cao nhận thức về những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến người cao tuổi như việc lạm dụng sức khỏe người cao tuổi. Ngày này cũng nhằm mục đích ghi nhận đóng góp mà người cao tuổi đã giúp cho xã hội phát triển hơn.

Tôn trọng người cao tuổi là thể hiện tục uống nước nhớ nguồn, trọng nhân nghĩa của người Việt Nam. Ý nghĩa này sẽ được giữ gìn và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, là biểu hiện của đạo hiếu, kính yêu ông bà, cha mẹ trong gia đình và dòng họ. Kính già yêu trẻ là phương châm sống của những người có văn hóa trong xã hội.

Theo dữ liệu dân cư quốc gia, hiện nay, nước ta có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Trong đó, khoảng 2,6 triệu người từ 80 tuổi (chiếm 15,9% số người cao tuổi), 9,05% triệu người cao tuổi là nữ (chiếm 57,7%), 10,3 triệu người cao tuổi sống ở nông thôn (chiếm 64%).

Mặc dù tuổi cao nhưng trên 7 triệu người cao tuổi vẫn đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất; hơn 700.000 người cao tuổi còn đang tham gia công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, thanh tra nhân dân, hoà giải cơ sở; trên 300.000 người cao tuổi tham gia các tổ an ninh nhân dân phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự ở cơ sở.

Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6

Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi để người cao tuổi được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và phát huy “vốn quý của dân tộc”.

Đặc biệt, kể từ khi Liên hợp quốc khởi xướng Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10), Việt Nam là một trong số các nước đã hưởng ứng ngay từ đầu và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã quan tâm đến Ngày Quốc tế Người cao tuổi hằng năm bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 544, lấy tháng 10 hằng năm là Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam.

Để chăm lo tốt hơn cho người cao tuổi, năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 với mục tiêu: đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đề án do Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện.

Theo đó, một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2025 bao gồm: 80% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe; 80% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe; 90% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe; 100% bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) có tổ chức lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng…

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ những người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa…

Với chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, người cao tuổi ở Việt Nam được chăm sóc ngày càng tốt hơn. Cả nước hiện có 46/425 cơ sở trợ giúp xã hội cơ sở chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm 87% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời. Tỷ lệ người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 95%.

      Ký niêm 81 năm Ngày truyền thống nguời cao tuổi Việt Nam, chúng ta ghi nhận, trân trọng công lao đóng góp to lớn của người cao tuổi Việt Nam.Ðồng thời nâng cao nhận thức trong toàn dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Ðáng, Nhà nước đối với sự nghiệpchǎm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; tạo sự đồng thuận trong xã hội về vị trí, vai trò người cao tuổi, Hội Nguời cao tuổi đối với đời sống xã hội. Từ đó, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng và khích lệ người cao tuối tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần “Tuổi cao chí càng cao" trong các phong trào thi dua yêu nước, đóng góp có hiệu quả hơn cho cộng đồng cùng sự phát triển của xã hội và mãi mãi là niềm tự hào của mỗi gia đình, là chỗ dựa vững chắc của xã hội, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ học tập, noi theo./.

 

  

Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6

Đăng lúc: 05/06/2024 00:00:00 (GMT+7)

 

 Ngày truyền thống Người cao tuổi là ngày lễ để tôn vinh những đóng góp của người cao tuổi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cũng là ngày để nhắc nhở mọi người hãy quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong xã hội.

Vào ngày 6/6/1941, Bác Hồ đã kêu gọi về "quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết". Trong bài "Kính cáo đồng bào", Bác đã nêu cao vai trò của những người cao tuổi trong ngày giải phóng dân tộc. Sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công, người cao tuổi Việt Nam đã góp phần vào công cuộc dựng và giữ nước trong các cuộc kháng chiến chống giặc.Từ những công lao mang ý nghĩa to lớn này mà Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 6/6 hằng năm là Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam.

Ngày truyền thống người cao tuổi Việt Nam diễn ra với mong muốn nâng cao nhận thức về những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến người cao tuổi như việc lạm dụng sức khỏe người cao tuổi. Ngày này cũng nhằm mục đích ghi nhận đóng góp mà người cao tuổi đã giúp cho xã hội phát triển hơn.

Tôn trọng người cao tuổi là thể hiện tục uống nước nhớ nguồn, trọng nhân nghĩa của người Việt Nam. Ý nghĩa này sẽ được giữ gìn và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác, là biểu hiện của đạo hiếu, kính yêu ông bà, cha mẹ trong gia đình và dòng họ. Kính già yêu trẻ là phương châm sống của những người có văn hóa trong xã hội.

Theo dữ liệu dân cư quốc gia, hiện nay, nước ta có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Trong đó, khoảng 2,6 triệu người từ 80 tuổi (chiếm 15,9% số người cao tuổi), 9,05% triệu người cao tuổi là nữ (chiếm 57,7%), 10,3 triệu người cao tuổi sống ở nông thôn (chiếm 64%).

Mặc dù tuổi cao nhưng trên 7 triệu người cao tuổi vẫn đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất; hơn 700.000 người cao tuổi còn đang tham gia công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, thanh tra nhân dân, hoà giải cơ sở; trên 300.000 người cao tuổi tham gia các tổ an ninh nhân dân phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự ở cơ sở.

Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6

Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong giai đoạn hiện nay

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người cao tuổi là của quý vô giá của dân tộc, của Nhà nước”, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác chăm sóc người cao tuổi để người cao tuổi được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc và phát huy “vốn quý của dân tộc”.

Đặc biệt, kể từ khi Liên hợp quốc khởi xướng Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10), Việt Nam là một trong số các nước đã hưởng ứng ngay từ đầu và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đã quan tâm đến Ngày Quốc tế Người cao tuổi hằng năm bằng những việc làm thiết thực, cụ thể. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 544, lấy tháng 10 hằng năm là Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam.

Để chăm lo tốt hơn cho người cao tuổi, năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 7618/QĐ-BYT phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 với mục tiêu: đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số, góp phần thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đề án do Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình điều phối và chịu trách nhiệm thực hiện.

Theo đó, một số chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2025 bao gồm: 80% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe; 80% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe; 90% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe; 100% bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh (trừ bệnh viện chuyên khoa nhi) có tổ chức lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc, được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng…

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định: Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ những người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa…

Với chủ trương, chính sách kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, người cao tuổi ở Việt Nam được chăm sóc ngày càng tốt hơn. Cả nước hiện có 46/425 cơ sở trợ giúp xã hội cơ sở chăm sóc người cao tuổi, bảo đảm 87% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, phụng dưỡng, chăm sóc kịp thời. Tỷ lệ người cao tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 95%.

      Ký niêm 81 năm Ngày truyền thống nguời cao tuổi Việt Nam, chúng ta ghi nhận, trân trọng công lao đóng góp to lớn của người cao tuổi Việt Nam.Ðồng thời nâng cao nhận thức trong toàn dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, chính sách của Ðáng, Nhà nước đối với sự nghiệpchǎm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; tạo sự đồng thuận trong xã hội về vị trí, vai trò người cao tuổi, Hội Nguời cao tuổi đối với đời sống xã hội. Từ đó, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng và khích lệ người cao tuối tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần “Tuổi cao chí càng cao" trong các phong trào thi dua yêu nước, đóng góp có hiệu quả hơn cho cộng đồng cùng sự phát triển của xã hội và mãi mãi là niềm tự hào của mỗi gia đình, là chỗ dựa vững chắc của xã hội, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ học tập, noi theo./.

 

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com