Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ

Ngày 24/09/2024 00:00:00

Thời gian qua, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lớn gây lũ lụt và gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương; nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan sau đợt mưa, lũ là rất cao.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường sau mưa lũ, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi sau mưa, lũ như sau:
1. Vệ sinh môi trường sau mưa, lũ
Đây là việc làm cấp bách cần thực hiện ngay sau khi kết thúc mưa, lũ để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan dịch bệnh:
- Cần tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường. Các hộ chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường.
- Trường hợp xảy ra ngập úng, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi.
- Thu gom và xử lý xác động vật chết bằng hình thức chôn hoặc đốt để giảm thiểu lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
- Vệ sinh khử trùng, tiêu độc nguồn nước phục vụ chăn nuôi: đối với các vùng chưa có nhà máy cấp nước, phải sử dụng nguồn nước từ sông, suối, nước giếng thì cần xử lý nước trước khi sử dụng theo 3 bước sau:
+ Vệ sinh giếng nước: Múc cạn nước giếng tồn đọng và nạo vét hết bùn cặn. Nếu không thể thau vét được thì áp dụng biện pháp xử lý tạm thời. Múc nước lên rồi đựng vào bể chứa tạm thời, đánh phèn làm trong nước rồi khử trùng.
+ Làm trong nước: Sử dụng 1g phèn chua cho 25 lít nước. Trường hợp không có phèn chua có thể thay thế bằng vải lọc (chú ý cần làm nhiều lần để nước trong và thay vải khi thấy cặn trên vải nhiều).
+ Khử trùng nước: Để khử trùng nước, hiện nay thường dùng hóa chất Cloramin B. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
Đây là một trong những biện pháp quan trọng, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi sau mưa, lũ, hạn chế phát sinh dịch bệnh:
- Cung cấp thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi. Trường hợp vật nuôi bị ngập nước, bị nhiễm lạnh phải sưởi ấm đặc biệt là gia súc, gia cầm non.
- Bổ sung Vitamin, Premix khoáng, B-Complex, Men tiêu hóa… cho đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng.
- Kiểm tra kỹ khâu bảo quản thức ăn vì sau bão, lũ thời tiết ẩm thấp, mưa dột làm thức ăn hay bị ẩm mốc để phát hiện kịp thời cần loại bỏ ngay.
3. Quản lý và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
- Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm Da nổi cục trâu bò....
- Chủ vật nuôi báo ngay cho cán bộ thú y thị trấn, UBND thị trấn để báo cáo, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vacxin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch tiêm phòng đợt 2 của UBND thị trấn.
4. Tái đàn
Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:
- Chuồng trại chăn nuôi đã sửa chữa, gia cố xong, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nước uống, thực hiện các biện pháp vệ sinh khử trùng đảm bảo vệ sinh, an toàn trước khi thực hiện tái đàn.
- Lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở giống có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch, tiêm phòng vacxin theo quy định.
- Không thực hiện tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh. 

Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ

Đăng lúc: 24/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Thời gian qua, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lớn gây lũ lụt và gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương; nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan sau đợt mưa, lũ là rất cao.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường sau mưa lũ, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi sau mưa, lũ như sau:
1. Vệ sinh môi trường sau mưa, lũ
Đây là việc làm cấp bách cần thực hiện ngay sau khi kết thúc mưa, lũ để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan dịch bệnh:
- Cần tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường. Các hộ chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường.
- Trường hợp xảy ra ngập úng, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi.
- Thu gom và xử lý xác động vật chết bằng hình thức chôn hoặc đốt để giảm thiểu lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
- Vệ sinh khử trùng, tiêu độc nguồn nước phục vụ chăn nuôi: đối với các vùng chưa có nhà máy cấp nước, phải sử dụng nguồn nước từ sông, suối, nước giếng thì cần xử lý nước trước khi sử dụng theo 3 bước sau:
+ Vệ sinh giếng nước: Múc cạn nước giếng tồn đọng và nạo vét hết bùn cặn. Nếu không thể thau vét được thì áp dụng biện pháp xử lý tạm thời. Múc nước lên rồi đựng vào bể chứa tạm thời, đánh phèn làm trong nước rồi khử trùng.
+ Làm trong nước: Sử dụng 1g phèn chua cho 25 lít nước. Trường hợp không có phèn chua có thể thay thế bằng vải lọc (chú ý cần làm nhiều lần để nước trong và thay vải khi thấy cặn trên vải nhiều).
+ Khử trùng nước: Để khử trùng nước, hiện nay thường dùng hóa chất Cloramin B. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
Đây là một trong những biện pháp quan trọng, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi sau mưa, lũ, hạn chế phát sinh dịch bệnh:
- Cung cấp thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi. Trường hợp vật nuôi bị ngập nước, bị nhiễm lạnh phải sưởi ấm đặc biệt là gia súc, gia cầm non.
- Bổ sung Vitamin, Premix khoáng, B-Complex, Men tiêu hóa… cho đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng.
- Kiểm tra kỹ khâu bảo quản thức ăn vì sau bão, lũ thời tiết ẩm thấp, mưa dột làm thức ăn hay bị ẩm mốc để phát hiện kịp thời cần loại bỏ ngay.
3. Quản lý và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi
- Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm Da nổi cục trâu bò....
- Chủ vật nuôi báo ngay cho cán bộ thú y thị trấn, UBND thị trấn để báo cáo, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vacxin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch tiêm phòng đợt 2 của UBND thị trấn.
4. Tái đàn
Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục sản xuất, người chăn nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau:
- Chuồng trại chăn nuôi đã sửa chữa, gia cố xong, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn, nước uống, thực hiện các biện pháp vệ sinh khử trùng đảm bảo vệ sinh, an toàn trước khi thực hiện tái đàn.
- Lựa chọn giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở giống có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch, tiêm phòng vacxin theo quy định.
- Không thực hiện tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh. 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com