Về Thọ Xuân hôm nay
Thọ Xuân là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc trung bộ được đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Khi bắt tay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, Thọ Xuân cũng gặp không ít khó khăn, như: ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 cùng với sự suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân. Hình thức tổ chức sản xuất có nhiều chuyển biến nhưng chưa bền vững; nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Nguồn thu của huyện Thọ Xuân còn gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững; chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Một số cơ chế, chính sách về đất đai, tích tụ ruộng đất; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy được hiệu quả gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Trước những khó khăn trên, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời ban hành các văn bản làm cơ sở để triển khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Trong đó quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là: Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc; khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực trong Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, với tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ".
Theo đó, huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo các địa phương củng cố, duy trì, nâng cao các tiêu chí NTM. Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng các nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường và chất lượng môi trường sống Phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế so sánh, vai trò chủ thể của người dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, chú trọng xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở.
Trong quá trình chỉ đạo, huyện đã coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trực quan; tuyên truyền chuyên đề, lồng ghép trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng của các tổ chức Đảng, các hội, đoàn thể; các chương trình tập huấn; tổ chức các cuộc thi, các Hội diễn trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Thọ Xuân- một vùng quê căng tràn xuân sắc
Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức đúng đắn hơn về vai trò chủ thể của mình trong công cuộc xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; từ đó chủ động, tích cực tham gia.
Đặc biệt, nhằm tạo động lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện NTM nâng cao, trên cơ sở các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh và xuất phát từ thực tế triển khai thực hiện của địa phương, từ năm 2011 đến năm 2023, huyện Thọ Xuân đã ban hành các cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn như: Hỗ trợ kinh phí thực hiện quy hoạch chung cho các xã; hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ văn hóa truyền thống để duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật tại các thôn, xóm, khu phố trên địa bàn huyện, chỉnh trang cảnh quan các khu di tích lịch sử; hỗ trợ xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP; hỗ trợ phân loại rác, tự xử lý rác thải tại hộ gia đình ở các thôn, xóm, phố; hỗ trợ thu gom bao thuốc bảo vệ thực vật ; hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ cho thôn (xóm) đạt chuẩn thôn, xóm nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ vườn mẫu các xã, thị trấn; hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa, phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ,... Các cơ chế được ban hành kịp thời đã tạo động lực quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao, huyện Thọ Xuân đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt, huy động tối đa nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án của Trung ương, tỉnh, huyện, xã để đầu tư toàn diện kết cấu hạ tầng ở tất cả các lĩnh vực.
Trong giai đoạn 2019-2023, toàn huyện đã huy động trên 13 nghìn tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, trong đó ngân sách Nhà nước gần 3 nghìn tỷ đồng; huy động người dân và cộng đồng đóng góp trên 10 nghìn tỷ đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội được quy hoạch, nâng cấp, xây mới đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính liên thông kết nối vùng, liên vùng.
Trên địa bàn huyện có đường Hồ Chí Minh chạy qua; hệ thống đường tỉnh, đường huyện được đầu tư mới, mở rộng; các đường liên thôn, liên xã, được nâng cấp 100% nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; đường giao thông được lắp đặt điện chiếu sáng, có hệ thống chỉ dẫn giao thông; Hai bên đường và ở các khu dân cư được trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nợ xây dựng cơ bản được tập trung xử lý giải quyết dứt điểm, đến nay huyện không có nợ xây dựng cơ bản đối với các công trình do huyện làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện.
Thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, Nhân dân góp công, nguyên vật liệu, phong trào nâng cấp đường giao thông nông thôn đã được Nhân dân các xã đồng tình thực hiện. Đến nay, 100% xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% thôn, xóm có đường ngõ, xóm bằng bê tông; đường giao thông trục chính nội đồng cơ bản được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh; lắp đặt hệ thống đường điện chiếu sáng, trồng trên 100 km đường hoa, cây xanh ven các trục đường và ở các khu dân cư...
Về Thọ Xuân - một vùng quê đáng sống
Để rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, Thọ Xuân đã quan tâm phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. Theo đó, sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, tạo chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đạt nhiều kết quả tích cực đưa Thọ Xuân trở thành huyện đứng đầu về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi, đến nay huyện có 100% diện tích làm đất bằng máy, 100% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp; có 38 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, huyện Thọ Xuân chú trọng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, góp phần tạo chuyển dịch tích cực ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Huyện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển các ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường, gắn với nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, một trong 4 khu công nghiệp động lực của tỉnh Thanh Hóa với diện tích 537 ha và 8 cụm công nghiệp, 3 cụm làng nghề được UBND tỉnh công nhận, duy trì việc làm thường xuyên cho hơn 20.000 lao động trong huyện.
Phong trào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương trong huyện diễn ra sôi nổi, góp phần mang lại sức sống mới, thay đổi diện mạo mới cho vùng nông thôn của huyện. Vai trò chủ thể của nông dân có sự chuyển biến rõ nét, Nhân dân phấn khởi, tin tưởng và tích cực chung sức tham gia thực hiện các mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Toàn huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 2 xã NTM kiểu mẫu; huyện đã hoàn thành 9/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM nâng cao, được Trung ương thẩm tra, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.
Với những nỗ lực không ngừng, Thọ Xuân đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ NTM của tỉnh Thanh Hóa và Khu vực. Đây chính là thành quả kết tinh từ sự đồng thuận giữa "Ý Đảng, lòng dân", cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Thọ Xuân ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh; Là tiền đề để xây dựng huyện trở thành thị xã vào trước năm 2030./.
Trung Tuyến
Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thọ X
Tin cùng chuyên mục
-
Đảng uỷ, HĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội tặng hoa chúc mừng Hội Nông dân thị trấn
15/10/2024 11:07:08 -
Kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024)
15/10/2024 08:35:25 -
Thị trấn Sao Vàng tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam
15/10/2024 08:35:21 -
Tuổi trẻ thị trấn Sao Vàng phối hợp tổ chức hoạt động Về nguồn
15/10/2024 08:35:17
Về Thọ Xuân hôm nay
Thọ Xuân là huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và vùng Bắc trung bộ được đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Khi bắt tay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, Thọ Xuân cũng gặp không ít khó khăn, như: ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 cùng với sự suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân. Hình thức tổ chức sản xuất có nhiều chuyển biến nhưng chưa bền vững; nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Nguồn thu của huyện Thọ Xuân còn gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững; chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Một số cơ chế, chính sách về đất đai, tích tụ ruộng đất; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy được hiệu quả gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Trước những khó khăn trên, bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời ban hành các văn bản làm cơ sở để triển khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Trong đó quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là: Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc; khơi dậy mạnh mẽ nguồn lực trong Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, với tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ".
Theo đó, huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo các địa phương củng cố, duy trì, nâng cao các tiêu chí NTM. Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng các nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường và chất lượng môi trường sống Phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế so sánh, vai trò chủ thể của người dân trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, chú trọng xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở.
Trong quá trình chỉ đạo, huyện đã coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trực quan; tuyên truyền chuyên đề, lồng ghép trong các hội nghị, các buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng của các tổ chức Đảng, các hội, đoàn thể; các chương trình tập huấn; tổ chức các cuộc thi, các Hội diễn trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Thọ Xuân- một vùng quê căng tràn xuân sắc
Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhận thức đúng đắn hơn về vai trò chủ thể của mình trong công cuộc xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; từ đó chủ động, tích cực tham gia.
Đặc biệt, nhằm tạo động lực hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện NTM nâng cao, trên cơ sở các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh và xuất phát từ thực tế triển khai thực hiện của địa phương, từ năm 2011 đến năm 2023, huyện Thọ Xuân đã ban hành các cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn như: Hỗ trợ kinh phí thực hiện quy hoạch chung cho các xã; hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ văn hóa truyền thống để duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật tại các thôn, xóm, khu phố trên địa bàn huyện, chỉnh trang cảnh quan các khu di tích lịch sử; hỗ trợ xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP; hỗ trợ phân loại rác, tự xử lý rác thải tại hộ gia đình ở các thôn, xóm, phố; hỗ trợ thu gom bao thuốc bảo vệ thực vật ; hỗ trợ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ cho thôn (xóm) đạt chuẩn thôn, xóm nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ vườn mẫu các xã, thị trấn; hỗ trợ thực hiện cơ giới hóa, phát triển sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ,... Các cơ chế được ban hành kịp thời đã tạo động lực quan trọng để các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao, huyện Thọ Xuân đã huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt, huy động tối đa nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án của Trung ương, tỉnh, huyện, xã để đầu tư toàn diện kết cấu hạ tầng ở tất cả các lĩnh vực.
Trong giai đoạn 2019-2023, toàn huyện đã huy động trên 13 nghìn tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, trong đó ngân sách Nhà nước gần 3 nghìn tỷ đồng; huy động người dân và cộng đồng đóng góp trên 10 nghìn tỷ đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội được quy hoạch, nâng cấp, xây mới đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính liên thông kết nối vùng, liên vùng.
Trên địa bàn huyện có đường Hồ Chí Minh chạy qua; hệ thống đường tỉnh, đường huyện được đầu tư mới, mở rộng; các đường liên thôn, liên xã, được nâng cấp 100% nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; đường giao thông được lắp đặt điện chiếu sáng, có hệ thống chỉ dẫn giao thông; Hai bên đường và ở các khu dân cư được trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nợ xây dựng cơ bản được tập trung xử lý giải quyết dứt điểm, đến nay huyện không có nợ xây dựng cơ bản đối với các công trình do huyện làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp huyện.
Thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, Nhân dân góp công, nguyên vật liệu, phong trào nâng cấp đường giao thông nông thôn đã được Nhân dân các xã đồng tình thực hiện. Đến nay, 100% xã đã có đường tới trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo quy định; 100% thôn, xóm có đường ngõ, xóm bằng bê tông; đường giao thông trục chính nội đồng cơ bản được cứng hóa đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất và dân sinh; lắp đặt hệ thống đường điện chiếu sáng, trồng trên 100 km đường hoa, cây xanh ven các trục đường và ở các khu dân cư...
Về Thọ Xuân - một vùng quê đáng sống
Để rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, Thọ Xuân đã quan tâm phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. Theo đó, sản xuất nông nghiệp được tập trung chỉ đạo theo hướng sản xuất hàng hóa, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, tạo chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đạt nhiều kết quả tích cực đưa Thọ Xuân trở thành huyện đứng đầu về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cho thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được áp dụng rộng rãi, đến nay huyện có 100% diện tích làm đất bằng máy, 100% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp; có 38 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 sao trở lên.
Cùng với sản xuất nông nghiệp, huyện Thọ Xuân chú trọng phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, góp phần tạo chuyển dịch tích cực ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Huyện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, kinh doanh, phát triển các ngành, lĩnh vực thân thiện với môi trường, gắn với nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, một trong 4 khu công nghiệp động lực của tỉnh Thanh Hóa với diện tích 537 ha và 8 cụm công nghiệp, 3 cụm làng nghề được UBND tỉnh công nhận, duy trì việc làm thường xuyên cho hơn 20.000 lao động trong huyện.
Phong trào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở các địa phương trong huyện diễn ra sôi nổi, góp phần mang lại sức sống mới, thay đổi diện mạo mới cho vùng nông thôn của huyện. Vai trò chủ thể của nông dân có sự chuyển biến rõ nét, Nhân dân phấn khởi, tin tưởng và tích cực chung sức tham gia thực hiện các mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Toàn huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM, có 15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 2 xã NTM kiểu mẫu; huyện đã hoàn thành 9/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM nâng cao, được Trung ương thẩm tra, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.
Với những nỗ lực không ngừng, Thọ Xuân đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ NTM của tỉnh Thanh Hóa và Khu vực. Đây chính là thành quả kết tinh từ sự đồng thuận giữa "Ý Đảng, lòng dân", cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Thọ Xuân ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh; Là tiền đề để xây dựng huyện trở thành thị xã vào trước năm 2030./.
Trung Tuyến
Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thọ X
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com