Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ Đông

Ngày 18/09/2024 00:00:00

 Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ Đông cụ thể như sau:
 
1. Thời vụ và cơ cấu giống
- Thời vụ trồng tốt nhất là 10- 30/9/2021; Đối với ngô sinh khối kết thúc trước 15/10/2021
Một số giống ngô cho năng suất cao: DK6919DK9955, DK6818, DK6919, B265, CP333, CP111, CP511, CP501S, NK6410, NK4300 Bt/Gt, PSC747, PSC102, ....; ngô nếp các loại (HN68, HN 90, HN88,…).
1-4.jpg
2. Làm đất
- Sau khi thu hoạch lúa mùa, tiến hành làm đất.  Đất được cày sâu 15-20 cm; Lên luống rộng 0,8 – 0,9 m; cao luống khoảng 18 - 20cmrãnh rộng 20 – 25 cm;
- Có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trồng ngô đảm bảo mật độ cao 2.700 – 2.800 cây/sào (Đặt chiều dẹt của hạt ngô theo chiều dài của luống để hướng bộ lá ra rãnh)Trong điều kiện thời tiết bất thuận, áp dụng biện pháp làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ, đảm bảo mật độ.
3. Kỹ thuật gieo
* Mật độ và khoảng cách gieo:
- Nhóm ngắn ngày: Gieo với mật độ 70.000- 80.000 cây/ha; khoảng cách: 70 x 20 cm/cây hoặc 50 x 25 cm/cây.
- Nhóm cây trung ngày: Gieo với mật độ 60.000- 70.000 cây/ha; Khoảng cách: 70 x 25 cm/cây hoặc 70 x 22 cm/cây
- Nhóm giống dài ngày: Gieo với mật độ 50.000- 60.000 cây/ha; khoảng cách: 80 x 25 cm/cây
* Cách gieo: Sau khi lên luống xong, rạch hàng sâu 12 – 15cm, bón phân lót, lấp kín phân rồi mới gieo hạt. Độ sâu lấp hạt tùy theo điều kiện đất đai của từng mùa vụ, thông thường 3 – 5cm.
4. Bón phân, chăm sóc
* Lượng phân bón (Tính cho 1 sào 500m2):  Phân chuồng: 400- 500 kg (có thể thay thế bằng phân vi sinh với lượng 100- 120 kg/sào) + Đạm Ure: 15-16kg + Super lân: 20-25kg + Kaliclorua: 5-7,5 kg
- Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh và phân lân + 20% lượng đạm ure
+ Bón thúc lần 1 (Khi cây có 3- 4 lá): Bón 30% đạm ure + 40% KCL
+ Bón thúc lần 2 (khi cây 7- 9 lá): Bón 50% lượng đạm ure + 40% lượng kaliclorua kết hợp vun gốc.
+ Bón thúc lần 3 (Khi cây xoắn nõn): Bón lượng phân còn lại.
Lưu ý
+ Bón phân xa gốc 15- 17 cm để tránh xót rễ ngô.
+ Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, nhất là giai đoạn cây ngô lai dưới 40 ngày sau gieo, định kỳ 7 – 10 ngày/lần sử dụng các loại phân bón lá như HQ, Atonik, Komix, KNO3… phun lên toàn bộ diện tích vào lúc chiều mát, phun 2 – 3 lần để bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng chống hạn, chống nóng cho cây ngô lai trong điều kiện thời tiết khô hạn.
* Chăm sóc
-  Chắm rặm: Sau trồng 7- 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ mọc mầm để tiến hành chắm rặm.
- Vun gốc: Khi cây 7- 9 lá tiến hành vun gốc cao để bộ rễ phát triển tốt
- Tưới nước: Chú ý giữ ẩm cho cây ngô phát triển tốt, nhất là giai đoạn mọc mầm và trổ cờ phun râu, nên áp dụng biện pháp tưới thấm theo rãnh để tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả kinh tế.
ky-thuat-trong-ngo-ngot-04.jpg
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu keo mùa thu: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu, đặc biệt cây ngô ở thời kỳ 3- 6 lá để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Phun trừ bằng các thuốc như: Carno 250SC, Proclaim 5WG, Vayego 200SC, Clever 150SC, Biocin 8000 SC... Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì, phun khi sâu non mới nở để đạt hiệu quả cao nhất, phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 3- 5 ngày; có thể đổi thuốc giữa các lần phun để giảm khả năng kháng thuốc của sâu.
- Sâu đục thân, đục bắp: Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun trừ kịp thời giai đoạn sâu non mới nở còn chưa kịp đục vào bên trong thân cây. Sử dụng một trong các loại thuốc: Vk.Dan 95WP, Phizin 800WG, Legend 800WG...
- Bệnh huyết dụ: Đối với những ruộng ngô bị bệnh huyết dụ, lá đỏ tím, cây còi cọc, cần ngưng bón đạm; sử dụng 7- 10 kg Super lân ngâm trong nước giải từ 1- 2 ngày, pha loãng và tưới vào vùng gốc cây ngô để cung cấp dinh dưỡng lân cho cây, giúp cây nhanh hồi phục. Khi cây bắt đầu ra lá mới, bộ rễ đã phục hồi, tiến hành chăm bón bình thường.
- Bệnh khô vằn: Phun trừ bằng các loại thuốc như: Antracol 70WP, Dibazole 5SC, Nativo 750WG,...
7. Thu hoạch:
- Khi lá bao bắp đã khô, hạt cứng nên chặt ngọn phơi bắp. Nên tách hạt sớm phơi khô tới ẩm độ 12 – 14% để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân
 

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ Đông

Đăng lúc: 18/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

 Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ Đông cụ thể như sau:
 
1. Thời vụ và cơ cấu giống
- Thời vụ trồng tốt nhất là 10- 30/9/2021; Đối với ngô sinh khối kết thúc trước 15/10/2021
Một số giống ngô cho năng suất cao: DK6919DK9955, DK6818, DK6919, B265, CP333, CP111, CP511, CP501S, NK6410, NK4300 Bt/Gt, PSC747, PSC102, ....; ngô nếp các loại (HN68, HN 90, HN88,…).
1-4.jpg
2. Làm đất
- Sau khi thu hoạch lúa mùa, tiến hành làm đất.  Đất được cày sâu 15-20 cm; Lên luống rộng 0,8 – 0,9 m; cao luống khoảng 18 - 20cmrãnh rộng 20 – 25 cm;
- Có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trồng ngô đảm bảo mật độ cao 2.700 – 2.800 cây/sào (Đặt chiều dẹt của hạt ngô theo chiều dài của luống để hướng bộ lá ra rãnh)Trong điều kiện thời tiết bất thuận, áp dụng biện pháp làm ngô bầu, ngô bánh để kéo dài thời vụ, đảm bảo mật độ.
3. Kỹ thuật gieo
* Mật độ và khoảng cách gieo:
- Nhóm ngắn ngày: Gieo với mật độ 70.000- 80.000 cây/ha; khoảng cách: 70 x 20 cm/cây hoặc 50 x 25 cm/cây.
- Nhóm cây trung ngày: Gieo với mật độ 60.000- 70.000 cây/ha; Khoảng cách: 70 x 25 cm/cây hoặc 70 x 22 cm/cây
- Nhóm giống dài ngày: Gieo với mật độ 50.000- 60.000 cây/ha; khoảng cách: 80 x 25 cm/cây
* Cách gieo: Sau khi lên luống xong, rạch hàng sâu 12 – 15cm, bón phân lót, lấp kín phân rồi mới gieo hạt. Độ sâu lấp hạt tùy theo điều kiện đất đai của từng mùa vụ, thông thường 3 – 5cm.
4. Bón phân, chăm sóc
* Lượng phân bón (Tính cho 1 sào 500m2):  Phân chuồng: 400- 500 kg (có thể thay thế bằng phân vi sinh với lượng 100- 120 kg/sào) + Đạm Ure: 15-16kg + Super lân: 20-25kg + Kaliclorua: 5-7,5 kg
- Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh và phân lân + 20% lượng đạm ure
+ Bón thúc lần 1 (Khi cây có 3- 4 lá): Bón 30% đạm ure + 40% KCL
+ Bón thúc lần 2 (khi cây 7- 9 lá): Bón 50% lượng đạm ure + 40% lượng kaliclorua kết hợp vun gốc.
+ Bón thúc lần 3 (Khi cây xoắn nõn): Bón lượng phân còn lại.
Lưu ý
+ Bón phân xa gốc 15- 17 cm để tránh xót rễ ngô.
+ Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây ngô, nhất là giai đoạn cây ngô lai dưới 40 ngày sau gieo, định kỳ 7 – 10 ngày/lần sử dụng các loại phân bón lá như HQ, Atonik, Komix, KNO3… phun lên toàn bộ diện tích vào lúc chiều mát, phun 2 – 3 lần để bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng chống hạn, chống nóng cho cây ngô lai trong điều kiện thời tiết khô hạn.
* Chăm sóc
-  Chắm rặm: Sau trồng 7- 10 ngày, kiểm tra tỷ lệ mọc mầm để tiến hành chắm rặm.
- Vun gốc: Khi cây 7- 9 lá tiến hành vun gốc cao để bộ rễ phát triển tốt
- Tưới nước: Chú ý giữ ẩm cho cây ngô phát triển tốt, nhất là giai đoạn mọc mầm và trổ cờ phun râu, nên áp dụng biện pháp tưới thấm theo rãnh để tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả kinh tế.
ky-thuat-trong-ngo-ngot-04.jpg
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu keo mùa thu: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu, đặc biệt cây ngô ở thời kỳ 3- 6 lá để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Phun trừ bằng các thuốc như: Carno 250SC, Proclaim 5WG, Vayego 200SC, Clever 150SC, Biocin 8000 SC... Pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì, phun khi sâu non mới nở để đạt hiệu quả cao nhất, phun kép 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 3- 5 ngày; có thể đổi thuốc giữa các lần phun để giảm khả năng kháng thuốc của sâu.
- Sâu đục thân, đục bắp: Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun trừ kịp thời giai đoạn sâu non mới nở còn chưa kịp đục vào bên trong thân cây. Sử dụng một trong các loại thuốc: Vk.Dan 95WP, Phizin 800WG, Legend 800WG...
- Bệnh huyết dụ: Đối với những ruộng ngô bị bệnh huyết dụ, lá đỏ tím, cây còi cọc, cần ngưng bón đạm; sử dụng 7- 10 kg Super lân ngâm trong nước giải từ 1- 2 ngày, pha loãng và tưới vào vùng gốc cây ngô để cung cấp dinh dưỡng lân cho cây, giúp cây nhanh hồi phục. Khi cây bắt đầu ra lá mới, bộ rễ đã phục hồi, tiến hành chăm bón bình thường.
- Bệnh khô vằn: Phun trừ bằng các loại thuốc như: Antracol 70WP, Dibazole 5SC, Nativo 750WG,...
7. Thu hoạch:
- Khi lá bao bắp đã khô, hạt cứng nên chặt ngọn phơi bắp. Nên tách hạt sớm phơi khô tới ẩm độ 12 – 14% để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Thọ Xuân
 

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com