Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2023

Ngày 13/07/2023 10:23:43

  Ngày 13/7/2023, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn Sao Vàng ban hành công văn về việc Hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2023. Nội dung công văn như sau:

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, xen kẽ có mưa giông, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại,…

Thực hiện công văn số 18/HD-TTDVNN của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp về việc hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa 2023; Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa 2023, cụ thể như sau:

1. Biện pháp chăm sóc

Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu (7- 8 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 30- 35 khóm/m2 và 6 - 7 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 45- 50 khóm/m2 ), thực hiện các biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào ruộng từ 5 - 7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7 - 10 ngày nhằm giúp bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cứng cây và chống đổ tốt.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay, tại một số cánh đồng xuất hiện sâu non, sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, tuổi 1, mật độ trung bình 2 - 3 con/m2 , nơi cao 10 - 15 con/m2. Dự báo sâu non tuổi 1, 2 nở rộ và tập trung gây hại từ ngày 12/7 - 22/7/2023, là lứa sâu mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa.

Trên diện tích có mật độ sâu cuốn lá từ 50 con/m2 trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Catex 3.6EC, Regent 800WG, Clever 150SC, Phumai 3.6EC, Emaben (3.6WG, 2.0EC),... Hoặc có thể pha kết hợp thuốc có hoạt chất Carbonsulfan với thuốc có hoạt chất Emamectin benzoat để tăng hiệu lực phòng trừ. Liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu non đang rộ tuổi 1, 2. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 3 - 5 ngày).

* Đối với rầy các loại: thực hiện theo dõi trên những ruộng đã bị nhiễm rầy, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước để chủ động phòng trừ, khi mật độ rầy trên 15 con/khóm lúa (750 con/m2 ) trở lên, phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, Chattot 600WG, Confidor 200SL, Actara 2EC, Admire 50EC...

Lưu ý: Đối tượng rầy lưng trắng là môi giới truyền vi rút lùn sọc đen phương nam, là đối tượng bệnh hại nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao; cần theo dõi, phát hiện sớm và phun trừ kịp thời, nếu mật độ rầy cao cần phun kép lần 2 (cách lần 1 từ 3- 4 ngày).

Đề nghị đài truyền thanh tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; Cán bộ khuyến nông, các Trưởng khu phố, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện có hiệu quả./.

 

 

  

Hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2023

Đăng lúc: 13/07/2023 10:23:43 (GMT+7)

  Ngày 13/7/2023, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn Sao Vàng ban hành công văn về việc Hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa năm 2023. Nội dung công văn như sau:

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, xen kẽ có mưa giông, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại,…

Thực hiện công văn số 18/HD-TTDVNN của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp về việc hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa 2023; Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Mùa 2023, cụ thể như sau:

1. Biện pháp chăm sóc

Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu (7- 8 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 30- 35 khóm/m2 và 6 - 7 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 45- 50 khóm/m2 ), thực hiện các biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào ruộng từ 5 - 7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7 - 10 ngày nhằm giúp bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cứng cây và chống đổ tốt.

2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh

* Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay, tại một số cánh đồng xuất hiện sâu non, sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, tuổi 1, mật độ trung bình 2 - 3 con/m2 , nơi cao 10 - 15 con/m2. Dự báo sâu non tuổi 1, 2 nở rộ và tập trung gây hại từ ngày 12/7 - 22/7/2023, là lứa sâu mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây lúa.

Trên diện tích có mật độ sâu cuốn lá từ 50 con/m2 trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Catex 3.6EC, Regent 800WG, Clever 150SC, Phumai 3.6EC, Emaben (3.6WG, 2.0EC),... Hoặc có thể pha kết hợp thuốc có hoạt chất Carbonsulfan với thuốc có hoạt chất Emamectin benzoat để tăng hiệu lực phòng trừ. Liều lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi sâu non đang rộ tuổi 1, 2. Phun kép 2 lần (lần 2 cách 1 từ 3 - 5 ngày).

* Đối với rầy các loại: thực hiện theo dõi trên những ruộng đã bị nhiễm rầy, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ vụ trước để chủ động phòng trừ, khi mật độ rầy trên 15 con/khóm lúa (750 con/m2 ) trở lên, phun trừ bằng một trong các loại thuốc: Chess 50WG, Chattot 600WG, Confidor 200SL, Actara 2EC, Admire 50EC...

Lưu ý: Đối tượng rầy lưng trắng là môi giới truyền vi rút lùn sọc đen phương nam, là đối tượng bệnh hại nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao; cần theo dõi, phát hiện sớm và phun trừ kịp thời, nếu mật độ rầy cao cần phun kép lần 2 (cách lần 1 từ 3- 4 ngày).

Đề nghị đài truyền thanh tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; Cán bộ khuyến nông, các Trưởng khu phố, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện có hiệu quả./.

 

 

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com