Lộ trình tắt sóng 2G: Hướng người dân lên môi trường số
Công nghệ di động thế hệ cũ 2G đã được triển khai tại Việt Nam gần 30 năm. Tuy nhiên, để thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử đến năm 2025, cũng như Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó nhiệm vụ phát triển hạ tầng viễn thông đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số.
Trong thời gian qua, Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp thúc đẩy phổ cập điện thoại di động thông minh tới mỗi người dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch dừng công nghệ di động thế hệ cũ 2G để tối ưu hóa mạng lưới, tiết kiệm chi phí vận hành và dành băng tần cho các công nghệ di động thế hệ mới. Thực hiện Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", trong đó có mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2023, tầm nhìn năm 2050 đưa ra định hướng về phát triển hạ tầng viễn thông trong đó yêu cầu thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G) và thúc đẩy việc triển khai chương trình “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh” là nội dung của phương án phát triển Băng rộng di động đến người sử dụng; Thông tư số 43, ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - phần truy nhập vô tuyến”; Thông tư số 20, ngày 29/12/2023 ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - phần truy nhập vô tuyến”.
Theo lộ trình, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Hoạt động này nhằm định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ, thực hiện chương trình "mỗi người dân một máy điện thoại thông minh". Trên thực tế, vẫn còn không ít người dân dùng điện thoại sử dụng sóng 2G, dẫn đến việc một số người dùng gặp khó khăn khi chuyển đổi sang mạng 3G, 4G... Đặc biệt là ở những người cao tuổi, những người dùng chưa có kiến thức về điện thoại thông minh thì việc chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh ban đầu sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
( Điện thoại công nghệ 2G, hay còn gọi là điện thoại cục gạch sẽ không còn liên lạc được sau tháng 9/2024)
Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho người dùng, hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn. Doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026, các doanh nghiệp cũng đã có giải pháp thực hiện ngăn chặn nhập mạng các máy điện thoại 2G không chứng nhận hợp quy.
Để thực hiện có hiệu quả lộ trình tắt sóng 2G, phổ cập điện thoại thông minh, những người dân trên địa bàn huyện đang sử dụng điện thoại công nghệ 2G cần chủ động chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ 4G trở lên, sử dụng điện thoại thông minh, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn và thực hiện thành công chương trình CĐS quốc gia trong thời gian sớm nhất .
Lê Thơ, Trung tâm VHTT, TT&DL huyện
Tin cùng chuyên mục
-
NGƯỜI DÂN CÓ THỂ ĐĂNG KÝ CHỮ KÝ SỐ CÁ NHÂN VNPT SMARTCA TRỰC TIẾP TRÊN VNEID
11/12/2024 11:04:39 -
Huyện Thọ Xuân hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số
04/12/2024 00:00:00 -
HUYỆN THỌ XUÂN ĐIỂM SÁNG TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH
03/12/2024 00:00:00 -
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
08/10/2024 08:12:27
Lộ trình tắt sóng 2G: Hướng người dân lên môi trường số
Công nghệ di động thế hệ cũ 2G đã được triển khai tại Việt Nam gần 30 năm. Tuy nhiên, để thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử đến năm 2025, cũng như Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó nhiệm vụ phát triển hạ tầng viễn thông đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số.
Trong thời gian qua, Bộ Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp thúc đẩy phổ cập điện thoại di động thông minh tới mỗi người dân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch dừng công nghệ di động thế hệ cũ 2G để tối ưu hóa mạng lưới, tiết kiệm chi phí vận hành và dành băng tần cho các công nghệ di động thế hệ mới. Thực hiện Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", trong đó có mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2023, tầm nhìn năm 2050 đưa ra định hướng về phát triển hạ tầng viễn thông trong đó yêu cầu thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G) và thúc đẩy việc triển khai chương trình “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh” là nội dung của phương án phát triển Băng rộng di động đến người sử dụng; Thông tư số 43, ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - phần truy nhập vô tuyến”; Thông tư số 20, ngày 29/12/2023 ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - phần truy nhập vô tuyến”.
Theo lộ trình, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Hoạt động này nhằm định hướng dừng công nghệ di động 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số và thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ, thực hiện chương trình "mỗi người dân một máy điện thoại thông minh". Trên thực tế, vẫn còn không ít người dân dùng điện thoại sử dụng sóng 2G, dẫn đến việc một số người dùng gặp khó khăn khi chuyển đổi sang mạng 3G, 4G... Đặc biệt là ở những người cao tuổi, những người dùng chưa có kiến thức về điện thoại thông minh thì việc chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh ban đầu sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
( Điện thoại công nghệ 2G, hay còn gọi là điện thoại cục gạch sẽ không còn liên lạc được sau tháng 9/2024)
Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho người dùng, hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn. Doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026, các doanh nghiệp cũng đã có giải pháp thực hiện ngăn chặn nhập mạng các máy điện thoại 2G không chứng nhận hợp quy.
Để thực hiện có hiệu quả lộ trình tắt sóng 2G, phổ cập điện thoại thông minh, những người dân trên địa bàn huyện đang sử dụng điện thoại công nghệ 2G cần chủ động chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ 4G trở lên, sử dụng điện thoại thông minh, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn và thực hiện thành công chương trình CĐS quốc gia trong thời gian sớm nhất .
Lê Thơ, Trung tâm VHTT, TT&DL huyện
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com