Hướng dẫn xử lý đất, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ và các biện pháp diệt chuột vụ Chiêm xuân 2024-2025.
Ngày 27/12/2024 00:00:00
Thực hiện phương án sản xuất vụ Chiêm Xuân 2024-2025 của UBND xã Xuân Bái. Ban Chỉ đạo sản xuất xã hướng dẫn biện pháp xử lý đất, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ và các biện pháp diệt chuột, cụ thể như sau:
1. Xử lý đất
- Hướng dẫn nông dân thu hoạch nhanh gọn diện tích cây trồng vụ Đông đã đến kỳ thu hoạch, nhất là cây vụ Đông trên đất 2 lúa nhằm giải phóng đất sớm. Những diện tích không trồng cây vụ Đông, khẩn trương cày lật đất, trên chân đất sâu trũng, tiến hành ngâm dầm; trên chân đất vàn cao, tiến hành phơi ải, giúp cải tạo kết cấu đất, đất tơi xốp, giải phóng khí độc, tiêu diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại tồn dư trong đất.
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng, xử lý đất bằng vôi bột với lượng từ 25-30 kg/sào để trung hòa độ chua trong đất, diệt trừ hiệu quả các nấm bệnh, trứng sâu còn tồn dư hoặc xử lý bằng các chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (lượng từ 1,5-2 kg/sào), Azotobacterin (10 kg/sào),…xử lý trước cấy từ 7-10 ngày giúp diệt trừ nguồn nấm bệnh tồn dư trong đất, đất tơi xốp, hạn chế bệnh nghẹt rễ cho cây lúa.
2. Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ hạt giống
- Xử lý hạt giống:
Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ, để sau 24 giờ mới đem xử lý. Xử lý bằng nước nóng 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15-20 phút hoặc xử lý bằng nước vôi trong 2% (dùng 0,2 kg vôi hòa tan trong 10 lít nước, gạn lấy nước trong đem xử lý hạt giống từ 8-10 giờ), có tác dụng diệt trừ mấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh, sau đó tiếp tục đãi sạch và ngâm ủ bình thường theo quy trình
- Ngâm ủ hạt giống:
+ Thời gian ngâm hạt giống từ 18-24 giờ (đối với lúa lai), 24-36 giờ (đối với lúa thuần), cho nước ngập trên hạt giống ít nhất 20 cm, cứ 8-10 giờ thay nước một lần. Hạt thóc đủ tiêu chuẩn đem ủ phải no nước, mép hạt hơi sưng, vỏ trấu trong suốt. Đem đãi sạch, để ráo, ủ vào trong bao vải hoặc trong thúng, phủ bao vải lên trên miệng thúng.
+ Ủ ấm, tạo nhiệt ngay từ ban đầu, đảm bảo nhiệt độ 30 - 32oC, ẩm độ 85- 90%. Trong quá trình ủ kiểm tra, nếu thấy khô phun thêm nước ấm, trộn đều; nếu quá nóng, có mùi chua cần đãi sạch rồi ủ tiếp, tránh hiện tượng bốc nóng làm hỏng hạt giống. Khi mầm dài bằng 1/3 hạt thóc, rễ dài bằng 1/2 hạt thóc thì có thể đem gieo
3. Làm đất, gieo, chăm sóc và phòng chống rét cho mạ
- Đất mạ sạch cỏ dại, được cày bừa kỹ, làm đất nhuyễn bùn, làm luống mạ rộng 1-1,2m, rãnh rộng 30 cm. Bón lót 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg Lân super + 0,1 kg Kali clorua, vãi đều trên mặt luống sau đó trang phẳng mặt luống, tiến hành gieo mạ.
- Diện tích mặt luống để gieo 1 kg thóc giống đối với lúa lai 6-7 m2 , lúa thuần 4-5 m2. Gieo đều tay, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vào đất.
- Đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, chiều cao vòm nilon phải đạt 60cm, kín gió, chân ruộng phải đảm bảo độ ẩm để giữ ấm cho mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn.
- Đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, chiều cao vòm nilon từ 60 cm trở lên; giữ ẩm trên mặt luống để chống rét, giúp mạ sinh trưởng tốt, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn.
- Tuyệt đối không bón đạm hoặc phân bón lá cho mạ. Nếu có điều kiện nên hòa lân với nước giải để tưới hoặc bón tro bếp (tro đốt bằng trấu, rơm rạ) giúp chống rét cho mạ. Khi mạ được trên 1,5 lá, nếu thời tiết thuận lợi, ban ngày có thể mở 2 đầu nilon, ban đêm phủ kín lại. Khi mạ được 2,5-3 lá, trước khi cấy 2-3 ngày mở dần nilon để luyện mạ, đồng thời phun phòng cho mạ bằng một trong các loại thuốc: Tilt super 500EC, Benlate 50WP, Anvil 5SC,…
4. Các biện pháp diệt chuột:
Triển khai diệt chuột tập trung, đồng loạt bằng các biện pháp thích hợp; ưu tiên các biện pháp thủ công như đào bắt, hun khói, sử dụng các loại bẫy như: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẩy dây, bẫy bán nguyệt, bẫy dính,… đặt tại các vị trí chuột thường xuyển qua lại và nơi chuột gây hại.
Sử dụng 1 trong các chế phẩm sinh học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam như: Bellus 0.005AB, Broma 0.005AB, Coumafen 0.005% wax block, Racumin 0.75TP; hoặc sử dụng 1 trong các thuốc hóa học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ít độc hại với môi trường như: Antimice 0.006 GB, Cat 0.25 WP, Broma 0.005AB, Killrat 0.005 Wax block, Gimlet 0.2GB,Gimlet 800SP, Storm 0.005% blocK bait,…
* Lưu ý: Khi mở gói thuốc dùng hết 01 lần, không trộn lẫn các loại thuốc hay chế phẩm với nhau; thu gom mồi bả dư thừa, xác chuột chết để xử lý, tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg
30/12/2024 00:00:00 -
Hướng dẫn xử lý đất, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ và các biện pháp diệt chuột vụ Chiêm xuân 2024-2025.
27/12/2024 00:00:00 -
Quyết định công bố Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo/Sở Nội vụ/ UBND cấp huyện/UBND cấp xã tỉnh Thanh Hóa
19/12/2024 00:00:00 -
Công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã
14/12/2024 00:00:00
Hướng dẫn xử lý đất, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ và các biện pháp diệt chuột vụ Chiêm xuân 2024-2025.
Đăng lúc: 27/12/2024 00:00:00 (GMT+7)
Thực hiện phương án sản xuất vụ Chiêm Xuân 2024-2025 của UBND xã Xuân Bái. Ban Chỉ đạo sản xuất xã hướng dẫn biện pháp xử lý đất, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ và các biện pháp diệt chuột, cụ thể như sau:
1. Xử lý đất
- Hướng dẫn nông dân thu hoạch nhanh gọn diện tích cây trồng vụ Đông đã đến kỳ thu hoạch, nhất là cây vụ Đông trên đất 2 lúa nhằm giải phóng đất sớm. Những diện tích không trồng cây vụ Đông, khẩn trương cày lật đất, trên chân đất sâu trũng, tiến hành ngâm dầm; trên chân đất vàn cao, tiến hành phơi ải, giúp cải tạo kết cấu đất, đất tơi xốp, giải phóng khí độc, tiêu diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh hại tồn dư trong đất.
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng, xử lý đất bằng vôi bột với lượng từ 25-30 kg/sào để trung hòa độ chua trong đất, diệt trừ hiệu quả các nấm bệnh, trứng sâu còn tồn dư hoặc xử lý bằng các chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma (lượng từ 1,5-2 kg/sào), Azotobacterin (10 kg/sào),…xử lý trước cấy từ 7-10 ngày giúp diệt trừ nguồn nấm bệnh tồn dư trong đất, đất tơi xốp, hạn chế bệnh nghẹt rễ cho cây lúa.
2. Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ hạt giống
- Xử lý hạt giống:
Phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ, để sau 24 giờ mới đem xử lý. Xử lý bằng nước nóng 540C (3 sôi + 2 lạnh) trong vòng 15-20 phút hoặc xử lý bằng nước vôi trong 2% (dùng 0,2 kg vôi hòa tan trong 10 lít nước, gạn lấy nước trong đem xử lý hạt giống từ 8-10 giờ), có tác dụng diệt trừ mấm bệnh và tuyến trùng trên hạt, tạo cho hạt hút nước nhanh, sau đó tiếp tục đãi sạch và ngâm ủ bình thường theo quy trình
- Ngâm ủ hạt giống:
+ Thời gian ngâm hạt giống từ 18-24 giờ (đối với lúa lai), 24-36 giờ (đối với lúa thuần), cho nước ngập trên hạt giống ít nhất 20 cm, cứ 8-10 giờ thay nước một lần. Hạt thóc đủ tiêu chuẩn đem ủ phải no nước, mép hạt hơi sưng, vỏ trấu trong suốt. Đem đãi sạch, để ráo, ủ vào trong bao vải hoặc trong thúng, phủ bao vải lên trên miệng thúng.
+ Ủ ấm, tạo nhiệt ngay từ ban đầu, đảm bảo nhiệt độ 30 - 32oC, ẩm độ 85- 90%. Trong quá trình ủ kiểm tra, nếu thấy khô phun thêm nước ấm, trộn đều; nếu quá nóng, có mùi chua cần đãi sạch rồi ủ tiếp, tránh hiện tượng bốc nóng làm hỏng hạt giống. Khi mầm dài bằng 1/3 hạt thóc, rễ dài bằng 1/2 hạt thóc thì có thể đem gieo
3. Làm đất, gieo, chăm sóc và phòng chống rét cho mạ
- Đất mạ sạch cỏ dại, được cày bừa kỹ, làm đất nhuyễn bùn, làm luống mạ rộng 1-1,2m, rãnh rộng 30 cm. Bón lót 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg Lân super + 0,1 kg Kali clorua, vãi đều trên mặt luống sau đó trang phẳng mặt luống, tiến hành gieo mạ.
- Diện tích mặt luống để gieo 1 kg thóc giống đối với lúa lai 6-7 m2 , lúa thuần 4-5 m2. Gieo đều tay, gieo mạnh tay cho mộng lún sâu (kín hạt) vào đất.
- Đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, chiều cao vòm nilon phải đạt 60cm, kín gió, chân ruộng phải đảm bảo độ ẩm để giữ ấm cho mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn.
- Đảm bảo 100% diện tích mạ được che phủ nilon, chiều cao vòm nilon từ 60 cm trở lên; giữ ẩm trên mặt luống để chống rét, giúp mạ sinh trưởng tốt, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn.
- Tuyệt đối không bón đạm hoặc phân bón lá cho mạ. Nếu có điều kiện nên hòa lân với nước giải để tưới hoặc bón tro bếp (tro đốt bằng trấu, rơm rạ) giúp chống rét cho mạ. Khi mạ được trên 1,5 lá, nếu thời tiết thuận lợi, ban ngày có thể mở 2 đầu nilon, ban đêm phủ kín lại. Khi mạ được 2,5-3 lá, trước khi cấy 2-3 ngày mở dần nilon để luyện mạ, đồng thời phun phòng cho mạ bằng một trong các loại thuốc: Tilt super 500EC, Benlate 50WP, Anvil 5SC,…
4. Các biện pháp diệt chuột:
Triển khai diệt chuột tập trung, đồng loạt bằng các biện pháp thích hợp; ưu tiên các biện pháp thủ công như đào bắt, hun khói, sử dụng các loại bẫy như: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẩy dây, bẫy bán nguyệt, bẫy dính,… đặt tại các vị trí chuột thường xuyển qua lại và nơi chuột gây hại.
Sử dụng 1 trong các chế phẩm sinh học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam như: Bellus 0.005AB, Broma 0.005AB, Coumafen 0.005% wax block, Racumin 0.75TP; hoặc sử dụng 1 trong các thuốc hóa học có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ít độc hại với môi trường như: Antimice 0.006 GB, Cat 0.25 WP, Broma 0.005AB, Killrat 0.005 Wax block, Gimlet 0.2GB,Gimlet 800SP, Storm 0.005% blocK bait,…
* Lưu ý: Khi mở gói thuốc dùng hết 01 lần, không trộn lẫn các loại thuốc hay chế phẩm với nhau; thu gom mồi bả dư thừa, xác chuột chết để xử lý, tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com