Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Trò Xuân Phả - viên ngọc quý trong kho tàng di sản quốc gia

Ngày 18/10/2016 14:34:00

(THO) - “Độc nhất vô nhị”, “độc đáo”, “đặc sắc” là những từ ngữ đầy cảm xúc được dùng để mô tả về trò Xuân Phả. Trở thành di sản phi vật thể cấp quốc gia, đó là sự vinh danh cao quý, góp phần khẳng định vị thế và giá trị của trò Xuân Phả trong đời sống cộng đồng. Bởi rồi đây, di sản này không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

 Sự kết tinh giữa nghệ thuật cung đình và trí tuệ dân gian
 
Sân khấu dân gian ra đời cùng với nhu cầu văn hóa khép kín trong làng xã và hội làng Xuân Phả (diễn ra vào mùng 9 và mùng 10-2 âm lịch, tại xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân), mà điểm nhấn là múa Xuân Phả, tồn tại đến tận ngày nay cũng nhờ bởi nhu cầu cân bằng giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần con người. Nếu nói trò diễn dân gian là linh hồn của sân khấu tục lệ, thì trò Xuân Phả chính là sợi chỉ xanh lấp lánh được thêu thùa một cách cầu kỳ và lắm công phu trên bức họa làng quê bình yên và trù phú bao đời. Người nông dân bước chân khỏi ruộng đồng, tạm rũ đi những bùn đất, rơm rạ để khoác lên tấm áo con trò và hóa thân thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Dưới sân đình, trong đêm trăng, khi mùa màng vừa qua lúc bộn bề, người ta lại say sưa nhảy múa theo nhịp trống, phách và đắm mình trong những ca từ, giai điệu dẫu dân dã, chất phác nhưng cũng chất chứa đầy ắp những tâm sự, những khát khao. 
 
Cùng chịu ảnh hưởng trong những vùng trò diễn gần nhau, song, có ý kiến cho rằng, trò Xuân Phả giàu tính sáng tạo nghệ thuật hơn cả và là đỉnh cao của múa hát dân gian xứ Thanh! Chính vì lẽ đó, trong kho tàng trò diễn dân gian hết sức phong phú, đa dạng của Thanh Hóa, trò Xuân Phả có một vị thế và diện mạo khác biệt, độc đáo và sức hấp dẫn riêng có. Đó cũng đồng thời là những giá trị văn hóa, tinh thần chưa thể đong đếm hết của di sản phi vật thể mang tầm quốc gia này. Cũng vì vậy, khi nói về giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ của trò Xuân Phả, sách Địa chí Thanh Hóa (tập II, Văn hóa – xã hội), nhấn mạnh: “Trò Láng, nhất là múa (múa Xuân Phả) được giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá cao, được tuyển vào giáo trình múa dân tộc thời Lê và coi đó là “vang bóng của điệu múa chư hầu lai triều” để ca ngợi Lê Thái tổ, ca ngợi chiến thắng giặc Minh của dân tộc ta ở thế kỷ XV”. 
 
Trò Xuân Phả là tổ hợp của 5 trò diễn, gồm Hoa Lang, Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc và Tú Huần (Lục Hồn Nhung). Truyền thuyết có phần thần bí về nguồn gốc phát tích trò diễn dường như cũng là một cách thức ẩn chứa những bí mật nào đó hay những giá trị tiềm ẩn, chưa được khám phá hết của trò diễn này. Người dân làng Xuân Phả tin rằng, trò diễn được lưu giữ qua nhiều đời của làng có từ thế kỷ thứ IX, gắn với tích Thành hoàng làng giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Sau khi khải hoàn, vua cho tổ chức tế Thành hoàng và ban cho dân làng 5 điệu múa “Ngũ quốc lân bang đồ tiến công”. Cũng vì vậy mà trong trò Xuân Phả có bóng dáng của nghệ thuật cung đình thời bấy giờ. Đó là nét tinh tế, nhuần nhị, lớp lang của các lớp trò, với tích truyện được kết cấu tương đối bền vững, đem đến cho người xem cảm hứng sâu sắc. Đồng thời, có sự kết hợp nhuần nhuyễn, đầy ý vị của các yếu tố âm nhạc, múa, hát và diễn (gồm cả người diễn và người xem). Trò Hoa Lang là một điển hình. Trò gồm 1 chúa, 1 mế nàng, 2 lính hầu, 10 quân và 2 người điều khiển ngựa. Đạo cụ cầu kỳ, với cờ, roi, quạt, siêu đao, mái chèo. Các con trò vừa múa vừa hát theo nhịp thanh âm của trống, nạo bạt, mã la, mõ tre, lúc khoan thai, khi dồn dập. Lời hát thể hiện tình bang giao và “chúc mừng tuổi vua vạn niên/ ngai rồng ngự trị dân yên thái hòa”. Bên cạnh đó, trang phục với màu sắc và hoa văn bắt mắt, xuất hiện biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến cũng là tín hiệu của yếu tố cung đình trong trò diễn. 
 
Trò Xuân Phả, xét về nguồn gốc là sự mô phỏng việc 5 quốc gia đến tiến cống vua nước Đại Việt, mang theo lễ vật và các điệu múa để chúc mừng. Song, trải qua cả chục thế kỷ, trò diễn được đưa lên sân khấu dân gian và giới hạn trong văn hóa làng, nên các yếu tố của nghệ thuật cung đình cũng bị bào mòn và thay vào đó là nghệ thuật dân gian, với sự dân dã, hồn hậu trở thành nét chủ đạo. Như chia sẻ của Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng (làng Xuân Phả, xã Xuân Trường), thì múa Xuân Phả mô phỏng điệu múa của các quốc gia đến tiến cống, nhưng thực chất lại là sự phản ánh đời sống của cộng đồng dân cư, với nếp sinh hoạt, tập tục hết sức đời thường, gần gũi. Cho nên, cả lời hát, tích trò đã dần “thoát xác” khỏi lời cổ và quy cách cung đình để trở nên đậm chất dân gian. Thêm vào đó, trò Hoa Lang, Tú Huần, Chiêm Thành khi diễn còn có các loại mặt nạ khá kỳ dị, biểu đạt nhiều sắc thái cảm xúc, tộc người hay tuổi tác... Ví như, trò Tú Huần là sự tái hiện sinh động cuộc sống của một gia đình, có người già và trẻ nhỏ, có mẹ và con. Các điệu ngồi xổm, nhảy cóc, quây vòng rồi tản ra, lắc lư theo nhịp sênh và lời hát, là biểu tượng của sự sum vầy đầm ấm, vui nhộn và có phần hài hước. Lời ca trong trò cũng vô cùng chân chất, hồn nhiên: “Tú Huần là Tú Huần ta/ Sáng sớm rửa mặt, đeo hoa, ăn trầu/ Tú Huần kia hỡi Tú Huần/ Mẹ đi đánh trống lấy phần con ăn”...
 
Đó là cuộc sống của cư dân vùng Xuân Phả được kết tinh thành nghệ thuật. Bởi vậy, trò Xuân Phả không chỉ là nghệ thuật dân gian mà còn là trí tuệ dân gian đã lắng đọng trong bản hòa tấu của thanh âm, vần điệu, ca từ, của các động tác lúc mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, phóng khoáng, cương - nhu hài hòa. Trò Xuân Phả với những quy cách truyền thừa và gốc rễ tinh thần đã ngấm vào máu thịt người Xuân Phả và là nơi gửi gắm ước mơ về cuộc sống bình yên, hạnh phúc; hay ẩn chứa cả khát vọng vươn lên không ngừng, khát vọng về một quốc gia hùng cường, đủ sức đương đầu với các thế lực ngoại bang luôn lăm le xâm phạm? 
 
Giữ gìn di sản cho muôn đời 
 
Nói đến “quá khứ huy hoàng” của trò Xuân Phả, sách Địa chí Thanh Hóa tập II, có đoạn nêu rõ: “Từ những năm 1925, trò Láng đã được chú ý khôi phục để diễn trong triều đình Huế và dự định sẽ đem đi biểu diễn ở nhiều nước, song do chiến tranh mà không thực hiện được. Báo chí thời kỳ này cũng có bài giới thiệu trò Láng trên công luận rộng rãi”. Đáng tiếc là cho đến tận ngày nay, vẫn chưa có một công trình tầm cỡ nào thực hiện điền dã, sưu tầm, nghiên cứu một cách công phu, bài bản, qua đó làm nổi bật các giá trị riêng có, độc đáo của trò Xuân Phả. 
 
Trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể xem là bước đệm để đưa trò Xuân Phả tiến lên nấc thang giá trị cao hơn, trở thành di sản văn hóa nhân loại. Đây là “tham vọng” của chính quyền địa phương, được Chủ tịch UBND xã Xuân Trường Đỗ Viết Lân nhiều lần nhấn mạnh khi trao đổi cùng chúng tôi. Vốn là di sản quý của địa phương nên từ những năm 90, xã đã có chủ trương cho khôi phục lại trò Xuân Phả. Đồng thời, thành lập ở mỗi làng một đội múa để biểu diễn trong các dịp lễ tế Thành hoàng hay các sự kiện của huyện, tỉnh, trung ương. Ngày nay, múa Xuân Phả còn được đưa vào một số trường học trên địa bàn huyện truyền dạy cho học sinh, như một cách để trao truyền và gìn giữ di sản.  
 
Còn với Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng, người được xem là thế hệ đầu tiên kế thừa trò Xuân Phả sau những năm tháng chìm trong quên lãng, cũng là người tâm huyết với vốn văn hóa truyền thống khi dày công  sưu tầm và hoàn thiện các trò diễn, lại có tâm sự riêng. Với anh, trò Xuân Phả trở thành di sản quốc gia là vinh dự to lớn, nhưng trách nhiệm cũng nhiều hơn. Đó là trách nhiệm với tổ tiên và cả thế hệ sau trong việc gìn giữ và truyền dạy di sản. Cho nên, sẽ là có tội với cha ông nếu để di sản rơi rớt, mất mát hay con người có thái độ và cách ứng xử không phù hợp với di sản ấy. 
 
Với giá trị về mặt nghệ thuật, thẩm mỹ hay những yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc, có thể nói trò Xuân Phả là sự đan xen, giao lưu, tiếp biến một cách hồn nhiên giữa sân khấu cung đình và sân khấu dân gian. Nói cách khác, đó là đỉnh cao của sự kết tinh giữa nghệ thuật múa cung đình và múa dân gian người Việt. Bởi vậy, trò Xuân Phả xứng đáng là viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản này hiện rất cần một chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị trong cộng đồng làng xã và rộng là cộng đồng dân tộc Việt Nam. 

Trò Xuân Phả - viên ngọc quý trong kho tàng di sản quốc gia

Đăng lúc: 18/10/2016 14:34:00 (GMT+7)

(THO) - “Độc nhất vô nhị”, “độc đáo”, “đặc sắc” là những từ ngữ đầy cảm xúc được dùng để mô tả về trò Xuân Phả. Trở thành di sản phi vật thể cấp quốc gia, đó là sự vinh danh cao quý, góp phần khẳng định vị thế và giá trị của trò Xuân Phả trong đời sống cộng đồng. Bởi rồi đây, di sản này không chỉ là báu vật văn hóa xứ Thanh, mà đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc.

 Sự kết tinh giữa nghệ thuật cung đình và trí tuệ dân gian
 
Sân khấu dân gian ra đời cùng với nhu cầu văn hóa khép kín trong làng xã và hội làng Xuân Phả (diễn ra vào mùng 9 và mùng 10-2 âm lịch, tại xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân), mà điểm nhấn là múa Xuân Phả, tồn tại đến tận ngày nay cũng nhờ bởi nhu cầu cân bằng giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần con người. Nếu nói trò diễn dân gian là linh hồn của sân khấu tục lệ, thì trò Xuân Phả chính là sợi chỉ xanh lấp lánh được thêu thùa một cách cầu kỳ và lắm công phu trên bức họa làng quê bình yên và trù phú bao đời. Người nông dân bước chân khỏi ruộng đồng, tạm rũ đi những bùn đất, rơm rạ để khoác lên tấm áo con trò và hóa thân thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Dưới sân đình, trong đêm trăng, khi mùa màng vừa qua lúc bộn bề, người ta lại say sưa nhảy múa theo nhịp trống, phách và đắm mình trong những ca từ, giai điệu dẫu dân dã, chất phác nhưng cũng chất chứa đầy ắp những tâm sự, những khát khao. 
 
Cùng chịu ảnh hưởng trong những vùng trò diễn gần nhau, song, có ý kiến cho rằng, trò Xuân Phả giàu tính sáng tạo nghệ thuật hơn cả và là đỉnh cao của múa hát dân gian xứ Thanh! Chính vì lẽ đó, trong kho tàng trò diễn dân gian hết sức phong phú, đa dạng của Thanh Hóa, trò Xuân Phả có một vị thế và diện mạo khác biệt, độc đáo và sức hấp dẫn riêng có. Đó cũng đồng thời là những giá trị văn hóa, tinh thần chưa thể đong đếm hết của di sản phi vật thể mang tầm quốc gia này. Cũng vì vậy, khi nói về giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ của trò Xuân Phả, sách Địa chí Thanh Hóa (tập II, Văn hóa – xã hội), nhấn mạnh: “Trò Láng, nhất là múa (múa Xuân Phả) được giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá cao, được tuyển vào giáo trình múa dân tộc thời Lê và coi đó là “vang bóng của điệu múa chư hầu lai triều” để ca ngợi Lê Thái tổ, ca ngợi chiến thắng giặc Minh của dân tộc ta ở thế kỷ XV”. 
 
Trò Xuân Phả là tổ hợp của 5 trò diễn, gồm Hoa Lang, Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc và Tú Huần (Lục Hồn Nhung). Truyền thuyết có phần thần bí về nguồn gốc phát tích trò diễn dường như cũng là một cách thức ẩn chứa những bí mật nào đó hay những giá trị tiềm ẩn, chưa được khám phá hết của trò diễn này. Người dân làng Xuân Phả tin rằng, trò diễn được lưu giữ qua nhiều đời của làng có từ thế kỷ thứ IX, gắn với tích Thành hoàng làng giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Sau khi khải hoàn, vua cho tổ chức tế Thành hoàng và ban cho dân làng 5 điệu múa “Ngũ quốc lân bang đồ tiến công”. Cũng vì vậy mà trong trò Xuân Phả có bóng dáng của nghệ thuật cung đình thời bấy giờ. Đó là nét tinh tế, nhuần nhị, lớp lang của các lớp trò, với tích truyện được kết cấu tương đối bền vững, đem đến cho người xem cảm hứng sâu sắc. Đồng thời, có sự kết hợp nhuần nhuyễn, đầy ý vị của các yếu tố âm nhạc, múa, hát và diễn (gồm cả người diễn và người xem). Trò Hoa Lang là một điển hình. Trò gồm 1 chúa, 1 mế nàng, 2 lính hầu, 10 quân và 2 người điều khiển ngựa. Đạo cụ cầu kỳ, với cờ, roi, quạt, siêu đao, mái chèo. Các con trò vừa múa vừa hát theo nhịp thanh âm của trống, nạo bạt, mã la, mõ tre, lúc khoan thai, khi dồn dập. Lời hát thể hiện tình bang giao và “chúc mừng tuổi vua vạn niên/ ngai rồng ngự trị dân yên thái hòa”. Bên cạnh đó, trang phục với màu sắc và hoa văn bắt mắt, xuất hiện biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến cũng là tín hiệu của yếu tố cung đình trong trò diễn. 
 
Trò Xuân Phả, xét về nguồn gốc là sự mô phỏng việc 5 quốc gia đến tiến cống vua nước Đại Việt, mang theo lễ vật và các điệu múa để chúc mừng. Song, trải qua cả chục thế kỷ, trò diễn được đưa lên sân khấu dân gian và giới hạn trong văn hóa làng, nên các yếu tố của nghệ thuật cung đình cũng bị bào mòn và thay vào đó là nghệ thuật dân gian, với sự dân dã, hồn hậu trở thành nét chủ đạo. Như chia sẻ của Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng (làng Xuân Phả, xã Xuân Trường), thì múa Xuân Phả mô phỏng điệu múa của các quốc gia đến tiến cống, nhưng thực chất lại là sự phản ánh đời sống của cộng đồng dân cư, với nếp sinh hoạt, tập tục hết sức đời thường, gần gũi. Cho nên, cả lời hát, tích trò đã dần “thoát xác” khỏi lời cổ và quy cách cung đình để trở nên đậm chất dân gian. Thêm vào đó, trò Hoa Lang, Tú Huần, Chiêm Thành khi diễn còn có các loại mặt nạ khá kỳ dị, biểu đạt nhiều sắc thái cảm xúc, tộc người hay tuổi tác... Ví như, trò Tú Huần là sự tái hiện sinh động cuộc sống của một gia đình, có người già và trẻ nhỏ, có mẹ và con. Các điệu ngồi xổm, nhảy cóc, quây vòng rồi tản ra, lắc lư theo nhịp sênh và lời hát, là biểu tượng của sự sum vầy đầm ấm, vui nhộn và có phần hài hước. Lời ca trong trò cũng vô cùng chân chất, hồn nhiên: “Tú Huần là Tú Huần ta/ Sáng sớm rửa mặt, đeo hoa, ăn trầu/ Tú Huần kia hỡi Tú Huần/ Mẹ đi đánh trống lấy phần con ăn”...
 
Đó là cuộc sống của cư dân vùng Xuân Phả được kết tinh thành nghệ thuật. Bởi vậy, trò Xuân Phả không chỉ là nghệ thuật dân gian mà còn là trí tuệ dân gian đã lắng đọng trong bản hòa tấu của thanh âm, vần điệu, ca từ, của các động tác lúc mềm mại, uyển chuyển, khi mạnh mẽ, phóng khoáng, cương - nhu hài hòa. Trò Xuân Phả với những quy cách truyền thừa và gốc rễ tinh thần đã ngấm vào máu thịt người Xuân Phả và là nơi gửi gắm ước mơ về cuộc sống bình yên, hạnh phúc; hay ẩn chứa cả khát vọng vươn lên không ngừng, khát vọng về một quốc gia hùng cường, đủ sức đương đầu với các thế lực ngoại bang luôn lăm le xâm phạm? 
 
Giữ gìn di sản cho muôn đời 
 
Nói đến “quá khứ huy hoàng” của trò Xuân Phả, sách Địa chí Thanh Hóa tập II, có đoạn nêu rõ: “Từ những năm 1925, trò Láng đã được chú ý khôi phục để diễn trong triều đình Huế và dự định sẽ đem đi biểu diễn ở nhiều nước, song do chiến tranh mà không thực hiện được. Báo chí thời kỳ này cũng có bài giới thiệu trò Láng trên công luận rộng rãi”. Đáng tiếc là cho đến tận ngày nay, vẫn chưa có một công trình tầm cỡ nào thực hiện điền dã, sưu tầm, nghiên cứu một cách công phu, bài bản, qua đó làm nổi bật các giá trị riêng có, độc đáo của trò Xuân Phả. 
 
Trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể xem là bước đệm để đưa trò Xuân Phả tiến lên nấc thang giá trị cao hơn, trở thành di sản văn hóa nhân loại. Đây là “tham vọng” của chính quyền địa phương, được Chủ tịch UBND xã Xuân Trường Đỗ Viết Lân nhiều lần nhấn mạnh khi trao đổi cùng chúng tôi. Vốn là di sản quý của địa phương nên từ những năm 90, xã đã có chủ trương cho khôi phục lại trò Xuân Phả. Đồng thời, thành lập ở mỗi làng một đội múa để biểu diễn trong các dịp lễ tế Thành hoàng hay các sự kiện của huyện, tỉnh, trung ương. Ngày nay, múa Xuân Phả còn được đưa vào một số trường học trên địa bàn huyện truyền dạy cho học sinh, như một cách để trao truyền và gìn giữ di sản.  
 
Còn với Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng, người được xem là thế hệ đầu tiên kế thừa trò Xuân Phả sau những năm tháng chìm trong quên lãng, cũng là người tâm huyết với vốn văn hóa truyền thống khi dày công  sưu tầm và hoàn thiện các trò diễn, lại có tâm sự riêng. Với anh, trò Xuân Phả trở thành di sản quốc gia là vinh dự to lớn, nhưng trách nhiệm cũng nhiều hơn. Đó là trách nhiệm với tổ tiên và cả thế hệ sau trong việc gìn giữ và truyền dạy di sản. Cho nên, sẽ là có tội với cha ông nếu để di sản rơi rớt, mất mát hay con người có thái độ và cách ứng xử không phù hợp với di sản ấy. 
 
Với giá trị về mặt nghệ thuật, thẩm mỹ hay những yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc, có thể nói trò Xuân Phả là sự đan xen, giao lưu, tiếp biến một cách hồn nhiên giữa sân khấu cung đình và sân khấu dân gian. Nói cách khác, đó là đỉnh cao của sự kết tinh giữa nghệ thuật múa cung đình và múa dân gian người Việt. Bởi vậy, trò Xuân Phả xứng đáng là viên ngọc quý trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản này hiện rất cần một chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị trong cộng đồng làng xã và rộng là cộng đồng dân tộc Việt Nam. 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com