Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh gia súc gia cầm và thuỷ sản vụ Đông Xuân 2023-2024

Ngày 28/11/2023 08:38:13

 

          Ngày 21/11/2023, UBND thị trấn Sao Vàng ban hành công văn về việc Hướng dẫn công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản vụ Đông xuân 2023-2024. Nội dung công văn như sau:          

Hiện tại, thời tiết đã trở rét và khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng kéo dài. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại, dịch bệnh gây ra, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trên địa bàn thị trấn.

Thực hiện Công văn số 3622/UBND-NN, ngày 15/11/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về việc chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi;

UBND thị trấn hướng dẫn bà con nông dân thực hiện một số nội dung sau:

I. Đối với vật nuôi

1. Về chuồng trại

Các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại cho vật nuôi để đảm bảo phòng chống rét. Chuồng nuôi đảm bảo che chắn và tránh được gió lùa trực tiếp vào chuồng. Nền chuồng đảm bảo luôn khô, ráo và phải có chất độn chuồng bằng rơm, rạ, mùn cưa hoặc trấu khô. Thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, những ngày rét có kèm theo mưa cần bổ sung thêm chất độn chuồng để vật nuôi tăng khả năng chống rét. Có thể sử dụng bóng sưởi hồng ngoại để sưởi ấm hoặc đốt sưởi cho gia súc bằng trấu, mùn cưa, than củi... (Chú ý: Thường xuyên theo dõi khi đốt sưởi, để xa vật liệu dễ cháy trong chuồng nuôi như: Bạt che, chất độn chuồng, các thanh che chắn... đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ).
4.jpg

2. Chế độ làm việc và chăn thả

Trong những ngày giá rét, áp dụng chế độ chăn thả đi muộn, về sớm. Không chăn thả, không bắt trâu, bò làm việc khi thời tiết rét đậm, rét hại. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C, đưa trâu, bò vào nơi nuôi nhốt để tiến hành chăm sóc, quản lý tại chuồng nuôi; có thể dùng chăn cũ, bao tải đay quấn quanh cơ thể gia súc để giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bê, nghé non; thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe đàn vật nuôi, nếu phát hiện có biểu hiện khác thường để kịp thời xử lý; không nhập gia súc, gia cầm non về nuôi trong thời gian này.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng

3.1. Đối với trâu, bò:

- Người dân cần thu gom các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho đàn trâu, bò trong mùa đông, như: Rơm, rạ, thân, lá cây ngô, lá mía…; hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý, chế biến (ủ rơm với U rê, ủ chua thức ăn) để dự trữ và nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn; tận dụng diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất bỏ hoang, đất trống xung quanh vườn nhà để trồng cỏ, trồng ngô dày làm thức ăn.
2.jpg

- Cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu, bò với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể. Đồng thời bổ sung thêm 0,5 - 1kg thức ăn tinh/con/ngày (bột ngô, bột sắn, cám gạo…) để trâu bò có đủ năng lượng chống rét. Đối với những ngày rét đậm cần đun nước ấm cho trâu, bò uống, bổ sung thêm muối ăn với định lượng 5gram/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu, bò như ủ chua cỏ voi, thân cây ngô... với lượng 7 - 10 kg/ngày, kết hợp ăn thêm cỏ xanh, rơm nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu, bò trong mùa rét.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp đối với trâu, bò già, yếu, gia súc non để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

3.2. Đối với chăn nuôi lợn

Nên có chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C. Cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi. Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào thức ăn, nước uống.
7.jpg

3.3. Đối với gia cầm

Thực hiện tốt quy trình úm cho gia cầm nhỏ, che chắn chuồng tránh gió lùa trực tiếp, tăng nguồn nhiệt bằng cách bổ sung thêm bóng điện, bóng sưởi hồng ngoại; Không thả gia cầm ra vườn trong những ngày rét đậm, rét hại. Cho gia cầm uống nước ấm, bổ xung chất điện giải, B. comlex, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
6.jpg
3.jpg

* Lưu ý: Ngoài các biện pháp nêu trên người chăn nuôi cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh như thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời những con có dấu hiệu bất thường do đói, rét, dịch bệnh. Khi phát hiện bệnh trên vật nuôi cần báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

II. Đối với Thủy sản:

- Những cơ sở có thủy sản thương phẩm đạt kích cỡ thu hoạch cần tổ chức thu hoạch sớm và triệt để.

- Đối với những đối tượng thủy sản chưa đủ kích cỡ thu hoạch tiến hành nuôi lưu qua đông cần thực hiện công tác phòng, chống rét như sau:

+ Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5 - 2m để ổn định nhiệt độ nước, nếu ao không đảm bảo độ sâu phải đào chuôm có diện tích bằng 1/10 diện tích ao sau đó tiến hành cải tạo và đưa cá vào nuôi với mật độ 2- 4 con/m2.

+ Thả bèo tây trên mặt ao từ 1/2 - 2/3 diện tích mặt ao nuôi về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao tránh thả tràn lan, làm giảm độ thoáng của ao).

+ Thả dọ đan bằng tre nứa, bên trong dọ có các búi rơm tạo giá thể để thủy sản nuôi chú ẩn tránh rét, sọt được đặt ở góc phía Bắc ao nuôi.

+ Đối với cơ sở nuôi có điều kiện: làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng các loại nilon sáng màu để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho nước và khi có ánh sáng sẽ tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt độ cho ao nuôi.

+ Đối với lồng nuôi có thể sử dụng các loại nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi từ 1,8 - 2m so với mặt nước.

+ Cho cá ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao, khẩu phần ăn phù hợp. Khi nhiệt độ nước ao nuôi dưới 150C thì ngừng cho ăn.

+ Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu tỉa cá nuôi khi thời tiết rét đậm, rét hại.

+ Thường xuyên theo dõi, quan sát các hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân để kịp thời xử lý.

           Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn thị trấn vụ Đông xuân 2023- 2024 đề nghị các khu phố triển khai hướng dẫn cho bà con nông dân. Đài truyền thanh thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi được biết và thực hiện. 

Hướng dẫn công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh gia súc gia cầm và thuỷ sản vụ Đông Xuân 2023-2024

Đăng lúc: 28/11/2023 08:38:13 (GMT+7)

 

          Ngày 21/11/2023, UBND thị trấn Sao Vàng ban hành công văn về việc Hướng dẫn công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản vụ Đông xuân 2023-2024. Nội dung công văn như sau:          

Hiện tại, thời tiết đã trở rét và khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng kéo dài. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại, dịch bệnh gây ra, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trên địa bàn thị trấn.

Thực hiện Công văn số 3622/UBND-NN, ngày 15/11/2023 của UBND huyện Thọ Xuân về việc chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi;

UBND thị trấn hướng dẫn bà con nông dân thực hiện một số nội dung sau:

I. Đối với vật nuôi

1. Về chuồng trại

Các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại cho vật nuôi để đảm bảo phòng chống rét. Chuồng nuôi đảm bảo che chắn và tránh được gió lùa trực tiếp vào chuồng. Nền chuồng đảm bảo luôn khô, ráo và phải có chất độn chuồng bằng rơm, rạ, mùn cưa hoặc trấu khô. Thường xuyên giữ chuồng trại sạch sẽ, những ngày rét có kèm theo mưa cần bổ sung thêm chất độn chuồng để vật nuôi tăng khả năng chống rét. Có thể sử dụng bóng sưởi hồng ngoại để sưởi ấm hoặc đốt sưởi cho gia súc bằng trấu, mùn cưa, than củi... (Chú ý: Thường xuyên theo dõi khi đốt sưởi, để xa vật liệu dễ cháy trong chuồng nuôi như: Bạt che, chất độn chuồng, các thanh che chắn... đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ).
4.jpg

2. Chế độ làm việc và chăn thả

Trong những ngày giá rét, áp dụng chế độ chăn thả đi muộn, về sớm. Không chăn thả, không bắt trâu, bò làm việc khi thời tiết rét đậm, rét hại. Khi nhiệt độ xuống dưới 120C, đưa trâu, bò vào nơi nuôi nhốt để tiến hành chăm sóc, quản lý tại chuồng nuôi; có thể dùng chăn cũ, bao tải đay quấn quanh cơ thể gia súc để giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bê, nghé non; thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe đàn vật nuôi, nếu phát hiện có biểu hiện khác thường để kịp thời xử lý; không nhập gia súc, gia cầm non về nuôi trong thời gian này.

3. Chăm sóc và nuôi dưỡng

3.1. Đối với trâu, bò:

- Người dân cần thu gom các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho đàn trâu, bò trong mùa đông, như: Rơm, rạ, thân, lá cây ngô, lá mía…; hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý, chế biến (ủ rơm với U rê, ủ chua thức ăn) để dự trữ và nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn; tận dụng diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất bỏ hoang, đất trống xung quanh vườn nhà để trồng cỏ, trồng ngô dày làm thức ăn.
2.jpg

- Cung cấp đủ thức ăn thô xanh cho trâu, bò với định mức bằng 10% trọng lượng cơ thể. Đồng thời bổ sung thêm 0,5 - 1kg thức ăn tinh/con/ngày (bột ngô, bột sắn, cám gạo…) để trâu bò có đủ năng lượng chống rét. Đối với những ngày rét đậm cần đun nước ấm cho trâu, bò uống, bổ sung thêm muối ăn với định lượng 5gram/100kg trọng lượng cơ thể nhằm tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Cung cấp thức ăn xanh ủ chua cho trâu, bò như ủ chua cỏ voi, thân cây ngô... với lượng 7 - 10 kg/ngày, kết hợp ăn thêm cỏ xanh, rơm nhằm nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cho đàn trâu, bò trong mùa rét.

- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp đối với trâu, bò già, yếu, gia súc non để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.

3.2. Đối với chăn nuôi lợn

Nên có chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C. Cung cấp khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn, giai đoạn nuôi. Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào thức ăn, nước uống.
7.jpg

3.3. Đối với gia cầm

Thực hiện tốt quy trình úm cho gia cầm nhỏ, che chắn chuồng tránh gió lùa trực tiếp, tăng nguồn nhiệt bằng cách bổ sung thêm bóng điện, bóng sưởi hồng ngoại; Không thả gia cầm ra vườn trong những ngày rét đậm, rét hại. Cho gia cầm uống nước ấm, bổ xung chất điện giải, B. comlex, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
6.jpg
3.jpg

* Lưu ý: Ngoài các biện pháp nêu trên người chăn nuôi cần đẩy mạnh công tác phòng bệnh như thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm đầy đủ các loại vacxin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời những con có dấu hiệu bất thường do đói, rét, dịch bệnh. Khi phát hiện bệnh trên vật nuôi cần báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

II. Đối với Thủy sản:

- Những cơ sở có thủy sản thương phẩm đạt kích cỡ thu hoạch cần tổ chức thu hoạch sớm và triệt để.

- Đối với những đối tượng thủy sản chưa đủ kích cỡ thu hoạch tiến hành nuôi lưu qua đông cần thực hiện công tác phòng, chống rét như sau:

+ Duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5 - 2m để ổn định nhiệt độ nước, nếu ao không đảm bảo độ sâu phải đào chuôm có diện tích bằng 1/10 diện tích ao sau đó tiến hành cải tạo và đưa cá vào nuôi với mật độ 2- 4 con/m2.

+ Thả bèo tây trên mặt ao từ 1/2 - 2/3 diện tích mặt ao nuôi về phía Bắc (bèo được gom vào một góc ao tránh thả tràn lan, làm giảm độ thoáng của ao).

+ Thả dọ đan bằng tre nứa, bên trong dọ có các búi rơm tạo giá thể để thủy sản nuôi chú ẩn tránh rét, sọt được đặt ở góc phía Bắc ao nuôi.

+ Đối với cơ sở nuôi có điều kiện: làm khung và che phủ bề mặt ao nuôi bằng các loại nilon sáng màu để chắn gió, cách nhiệt không khí, tăng khả năng giữ nhiệt cho nước và khi có ánh sáng sẽ tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời bổ sung nhiệt độ cho ao nuôi.

+ Đối với lồng nuôi có thể sử dụng các loại nilon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu lồng nuôi từ 1,8 - 2m so với mặt nước.

+ Cho cá ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao, khẩu phần ăn phù hợp. Khi nhiệt độ nước ao nuôi dưới 150C thì ngừng cho ăn.

+ Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu tỉa cá nuôi khi thời tiết rét đậm, rét hại.

+ Thường xuyên theo dõi, quan sát các hiện tượng bất thường, xác định nguyên nhân để kịp thời xử lý.

           Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn thị trấn vụ Đông xuân 2023- 2024 đề nghị các khu phố triển khai hướng dẫn cho bà con nông dân. Đài truyền thanh thị trấn tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi được biết và thực hiện. 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com