Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Công văn hướng dẫn chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2023-2024

Ngày 23/01/2024 10:23:03

      

Thực hiện hướng dẫn số 03/HD-TTDVNN ngày 19/01/2024 của Trung tâm Dịch vụ NN huyện Thọ Xuân về hướng dẫn chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân 2023 - 2024.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, từ đêm 20/01/2024 trời chuyển rét, từ ngày 22/01/2023 trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-110C.

Để bảo vệ cây trồng vụ Chiêm Xuân năm 2024, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Chiêm Xuân năm 2023 - 2024, cụ thể như sau:

1. Trên diện tích lúa sau cấy

 1.1. Điều tiết nước sau cấy:

 Duy trì mực nước trên mặt ruộng từ 2 - 3 cm, để giữ ấm chân lúa, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, lúa đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao. Khi nhiệt độ xuống dưới 150C, tuyệt đối không bón phân đạm, các loại phân qua lá giàu đạm, không phun thuốc trừ cỏ; không để ruộng khô hạn hay ngập úng kéo dài.

1.2. Bón phân:

Tranh thủ điều kiện thời tiết ấm, tiến hành bón thúc, bón phân theo phương châm "Bón sớm, bón tập trung, nặng đầu, nhẹ cuối", bón cân đối N-P-K để cây lúa sinh trưởng khỏe, đẻ tập trung; không bón phân lai rai, hạn chế nhánh vô hiệu và sâu bệnh phát sinh gây hại.

 - Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): Bón 20-25 kg NPK12-3- 10+2SiO2hh (Lúa 2- Tiến nông) hoặc NPK 12-5-10+ 14S (Lâm Thao); kết hợp làm cỏ sục bùn, phá váng để phát huy tác dụng phân bón, tăng lượng oxy trong đất, bộ rễ phát triển tốt, ruộng lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều.

Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu, có biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào 5-7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7-10 ngày, giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hút dinh dưỡng và chống đổ tốt.

1.3. Phòng trừ ốc bưu vàng:

Bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc hóa học khi mật độ ốc ≥ 3 con/m2 bằng một trong các loại thuốc: Abuna 15GR, Aladin 700WP, Andolis 120AB, Ac-snailkill 700WP,...phun giai đoạn sau cấy đến đẻ nhánh, phun khi mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để phát huy hiệu quả cao nhất.

2. Đối với các loại cây trồng khác:

Đối với những cây trồng khác như Ớt, đậu xanh, …. tưới đủ ẩm, tuyệt đối không bón NPK, đạm vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 160C, tăng cường bón thêm tro bếp mục, kali, phân lân hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như KH, PenacP,…để tăng khả năng chống rét. Những ngày có sương muối, dùng bình ô doa hay vòi bơm tưới, phun nước trên mặt lá, rửa lá, tránh hiện tượng cháy lá khi gặp thời tiết nắng.

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Chiêm  Xuân năm 2023 - 2024, đề nghị các khu phố tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt nội dung công văn, Đài truyền thanh thị trấn tăng cường thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh thị trấn để người dân biết và thực hiện.

 

 

 

Công văn hướng dẫn chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2023-2024

Đăng lúc: 23/01/2024 10:23:03 (GMT+7)

      

Thực hiện hướng dẫn số 03/HD-TTDVNN ngày 19/01/2024 của Trung tâm Dịch vụ NN huyện Thọ Xuân về hướng dẫn chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân 2023 - 2024.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, từ đêm 20/01/2024 trời chuyển rét, từ ngày 22/01/2023 trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-110C.

Để bảo vệ cây trồng vụ Chiêm Xuân năm 2024, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Chiêm Xuân năm 2023 - 2024, cụ thể như sau:

1. Trên diện tích lúa sau cấy

 1.1. Điều tiết nước sau cấy:

 Duy trì mực nước trên mặt ruộng từ 2 - 3 cm, để giữ ấm chân lúa, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh, lúa đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao. Khi nhiệt độ xuống dưới 150C, tuyệt đối không bón phân đạm, các loại phân qua lá giàu đạm, không phun thuốc trừ cỏ; không để ruộng khô hạn hay ngập úng kéo dài.

1.2. Bón phân:

Tranh thủ điều kiện thời tiết ấm, tiến hành bón thúc, bón phân theo phương châm "Bón sớm, bón tập trung, nặng đầu, nhẹ cuối", bón cân đối N-P-K để cây lúa sinh trưởng khỏe, đẻ tập trung; không bón phân lai rai, hạn chế nhánh vô hiệu và sâu bệnh phát sinh gây hại.

 - Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh): Bón 20-25 kg NPK12-3- 10+2SiO2hh (Lúa 2- Tiến nông) hoặc NPK 12-5-10+ 14S (Lâm Thao); kết hợp làm cỏ sục bùn, phá váng để phát huy tác dụng phân bón, tăng lượng oxy trong đất, bộ rễ phát triển tốt, ruộng lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều.

Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu, có biện pháp khống chế nhánh vô hiệu bằng cách đưa nước vào 5-7 cm hoặc rút nước lộ ruộng từ 7-10 ngày, giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hút dinh dưỡng và chống đổ tốt.

1.3. Phòng trừ ốc bưu vàng:

Bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc hóa học khi mật độ ốc ≥ 3 con/m2 bằng một trong các loại thuốc: Abuna 15GR, Aladin 700WP, Andolis 120AB, Ac-snailkill 700WP,...phun giai đoạn sau cấy đến đẻ nhánh, phun khi mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để phát huy hiệu quả cao nhất.

2. Đối với các loại cây trồng khác:

Đối với những cây trồng khác như Ớt, đậu xanh, …. tưới đủ ẩm, tuyệt đối không bón NPK, đạm vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 160C, tăng cường bón thêm tro bếp mục, kali, phân lân hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như KH, PenacP,…để tăng khả năng chống rét. Những ngày có sương muối, dùng bình ô doa hay vòi bơm tưới, phun nước trên mặt lá, rửa lá, tránh hiện tượng cháy lá khi gặp thời tiết nắng.

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng vụ Chiêm  Xuân năm 2023 - 2024, đề nghị các khu phố tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt nội dung công văn, Đài truyền thanh thị trấn tăng cường thông tin, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh thị trấn để người dân biết và thực hiện.

 

 

 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com