Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn: hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cuối vụ trên cây lúa vụ Thu Mùa 2023

Ngày 21/08/2023 16:24:03

           Ngày 21/8/2023, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn Sao Vàng ban hành công văn về việc Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cuối vụ trên cây lúa vụ Thu Mùa năm 2023. Nội dung công văn như sau:  

Hiện nay, các trà lúa đang phân hóa đòng đến trỗ, đây là giai đoạn quyết định năng suất, sản lượng lúa. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn,…

Thực hiện công văn số 22/HD-TTDVNN của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp về việc tiếp tục phòng trừ sâu bệnh cuối vụ trên cây lúa vụ Thu Mùa 2023. Để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Thu Mùa 2023, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ như sau:

1. Đối với rầy các loại:

Gây hại chủ yếu trên giống Bắc Thơm 7, Bắc Thịnh; mật độ trung bình 15-20 con/m2, nơi cao 120-150 con/m2. Cần tăng cường, tích cực điều tra, theo dõi các giống nhiễm, những ruộng đã bị nhiễm rầy, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ các vụ trước,chủ động phòng trừ khi mật độ từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm).

- Trên diện tích lúa ôm đòng đến trỗ: Sử dụng một trong các thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn: Chess 50WG, Actara 25WG, Actador 100WP, Admitox 100WP,...

- Trên diện tích lúa đã trỗ: Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc: Bassa 50 ND, Victory 585SE, Polytox 666EC, Penalty Gold 50EC, Acdinosin 50 WP (vua rầy),...khi phun thuốc nhất thiết phải rẽ hàng từ 0,8 - 1m, phun trực tiếp phần thân gốc lúa, nơi rầy cư trú.

* Lưu ý: Đối tượng rầy lưng trắng là môi giới truyền vi rút lùn sọc đen phương nam, là đối tượng bệnh hại nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao; cần theo dõi, phát hiện sớm và phun trừ kịp thời, phun kép 2 lần (cách nhau từ 3- 4 ngày).

2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Thường xuất hiện và lây lan nhanh sau những trận mưa giông, trên diện tích lúa sâu trũng. Bệnh bạc lá gây hại từ mép lá, chóp lá vào trong, vết bệnh màu vàng đến bạc trắng; Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo gân lá, vết bệnh là những sọc màu nâu đỏ.

Phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC,....Pha và phun theo hướng dẫn bao bì. Phun kép 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày).

3. Bệnh khô vằn:

Xuất hiện trên hầu hết các giống lúa, tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, nơi cao 22-25%. Phun trừ khi tỷ lệ nhiễm bệnh từ 10% trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Vida 5WP, Tilsuper 300EC, Nevo 330EC, Mitop one 390SC, Protocol 340EC,…khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2SO4)/2 bình 16 lít/sào, nâng cao hiệu quả phòng trừ.

Đề nghị đài truyền thanh tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; Cán bộ khuyến nông, các Trưởng khu phố, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện có hiệu quả./.

 

Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn: hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cuối vụ trên cây lúa vụ Thu Mùa 2023

Đăng lúc: 21/08/2023 16:24:03 (GMT+7)

           Ngày 21/8/2023, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn Sao Vàng ban hành công văn về việc Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh cuối vụ trên cây lúa vụ Thu Mùa năm 2023. Nội dung công văn như sau:  

Hiện nay, các trà lúa đang phân hóa đòng đến trỗ, đây là giai đoạn quyết định năng suất, sản lượng lúa. Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại như rầy các loại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn,…

Thực hiện công văn số 22/HD-TTDVNN của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp về việc tiếp tục phòng trừ sâu bệnh cuối vụ trên cây lúa vụ Thu Mùa 2023. Để bảo vệ kết quả sản xuất vụ Thu Mùa 2023, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ như sau:

1. Đối với rầy các loại:

Gây hại chủ yếu trên giống Bắc Thơm 7, Bắc Thịnh; mật độ trung bình 15-20 con/m2, nơi cao 120-150 con/m2. Cần tăng cường, tích cực điều tra, theo dõi các giống nhiễm, những ruộng đã bị nhiễm rầy, những vùng thường xảy ra cháy rầy từ các vụ trước,chủ động phòng trừ khi mật độ từ 750 con/m2 trở lên (15 con/khóm).

- Trên diện tích lúa ôm đòng đến trỗ: Sử dụng một trong các thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn: Chess 50WG, Actara 25WG, Actador 100WP, Admitox 100WP,...

- Trên diện tích lúa đã trỗ: Sử dụng các loại thuốc tiếp xúc: Bassa 50 ND, Victory 585SE, Polytox 666EC, Penalty Gold 50EC, Acdinosin 50 WP (vua rầy),...khi phun thuốc nhất thiết phải rẽ hàng từ 0,8 - 1m, phun trực tiếp phần thân gốc lúa, nơi rầy cư trú.

* Lưu ý: Đối tượng rầy lưng trắng là môi giới truyền vi rút lùn sọc đen phương nam, là đối tượng bệnh hại nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao; cần theo dõi, phát hiện sớm và phun trừ kịp thời, phun kép 2 lần (cách nhau từ 3- 4 ngày).

2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Thường xuất hiện và lây lan nhanh sau những trận mưa giông, trên diện tích lúa sâu trũng. Bệnh bạc lá gây hại từ mép lá, chóp lá vào trong, vết bệnh màu vàng đến bạc trắng; Bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại dọc theo gân lá, vết bệnh là những sọc màu nâu đỏ.

Phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc: Kasumin 2SL, Diboxylin 2L, Bonny 4SC,....Pha và phun theo hướng dẫn bao bì. Phun kép 2 lần (lần 2 cách lần 1 từ 5 - 7 ngày).

3. Bệnh khô vằn:

Xuất hiện trên hầu hết các giống lúa, tỷ lệ bệnh trung bình 5-10%, nơi cao 22-25%. Phun trừ khi tỷ lệ nhiễm bệnh từ 10% trở lên, sử dụng một trong các loại thuốc: Vida 5WP, Tilsuper 300EC, Nevo 330EC, Mitop one 390SC, Protocol 340EC,…khi phun có thể kết hợp 0,2 kg Kali trắng (KH2SO4)/2 bình 16 lít/sào, nâng cao hiệu quả phòng trừ.

Đề nghị đài truyền thanh tăng thời lượng phát thanh, thông tin kịp thời nội dung hướng dẫn; Cán bộ khuyến nông, các Trưởng khu phố, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện có hiệu quả./.

 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com