Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

BÀI TUYÊN TRUYỀNTHÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM VÀ KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY 10/8/1961-10/8/2023 NGÀY THẢM HỌA DA CAM VIỆT NAM

Ngày 02/08/2023 10:18:09


            Kính thưa quý vị và toàn thể nhân dân thị trấn Sao Vàng!

          Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ không chỉ dùng các loại bom, đạn, mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 10 tháng 8 năm 1961 là ngày đầu tiên quân đội Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, chỉ trong 10 năm từ năm (1961-1971) quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61%  trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng diện tích của Miền Nam Việt Nam.( Trong đó có 44 triệu lít da cam/dioxin loại 2,4D và 2,4,5-T), 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Chỉ riêng khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, theo tài liệu được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, khối lượng chất độc da cam giải xuống đây khoảng 434.812 gallon, với một lượng dioxin khoảng 11 kg trong khoảng thời gian từ năm 1965-1970.

          Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất, dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người. Một khối lượng chất độc hóa học khổng lồ phun rải lập đi, lập lại nhiều lần trong một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, một số động vật quý hiếm bị diệt chủng. Việc sử dụng chất độc da cam/dioxin trong suốt 10 năm qua đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ hủy hoại môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động hại đến sức khỏe con người Việt Nam; Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết vì nhiễm độc; Hàng trăm ngàn người đang vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, thân kinh..vv. Tác động đột biến gen và nhiễm sắc thể gây nên dị dạng, dị tật, câm, điếc bẩm sinh, tai biến sinh sản, vô sinh, chủ yếu là ở con, cháu của nạn nhân, làm cho các cháu chết dần, chết mòn. Họ sinh và nuôi con mà ruột đau như cắt, nuôi con càng nhiều năm gia cảnh càng nghèo, con càng lớn càng đau khổ. Nổi đau đeo đẳng cho cha, mẹ, ông bà và cả dòng họ trong suốt cuộc đời. Đặc biệt là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Cụ thể qua điều tra, thống kê hàng năm cả nước có khoảng 75 ngàn nạn nhân thế hệ thứ 2, khoảng 35 ngàn nạn nhân thế hệ thứ 3, riêng huyện Thọ Xuân qua thống kê năm 2019 còn 196 cháu thế hệ thứ 3, đến nay chỉ còn 125 cháu.

          Hiện tại đời sống vật chất, tinh thần của các nạn nhân còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân. Các nạn nhân là dân thường không còn khả năng lao động, sản xuất, không có nguồn thu, mức chi phí nuôi dưỡng, chữa bệnh lớn, vượt quá ngoài khả năng kinh tế của gia đình. Có thể nói “ Nạn nhân chất độc da cam là người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ”.

          Thảm họa da cam ở Việt Nam để lại hậu quả hết sức nặng nề. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và con người là một vấn đề cấp bách, lâu dài. Là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

          Kể từ năm 1998 đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công. Trong đó đã quy định rõ; Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước và hàng loạt các chính sách ưu đãi khác đang được thực hiện. Đặc biệt ngày 14 tháng 5 năm 2015, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 43/CTTW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam”. Chỉ thị nêu rõ “ Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề cấp bách và lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị”.

          Giải quyết hậu quả chất độc da cam, hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vừa là vấn đề xã hội nhân đạo đối với những đồng bào ở những vùng bị ảnh hưởng chất độc da cam.

          Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước cho phép thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vào ngày 10/1/2004. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân đã ký Quyết định thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Thọ Xuân.

Từ khi thành lập đến nay đã trải qua 4 kỳ đại hội, toàn thị trấn có Nạn nhân trực tiếp: 13 người;  Nạn nhân gián tiếp: 2 người

Trong số hộ gia đình nạn nhân có 3 gia đình có nạn nhân bị bệnh nặng  không còn khả năng tự phục vụ, phải có người chăm sóc; có 5 hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Những năm qua, thị trấn đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác xây dựng tổ chức Hội. Tính đến 30 /6 năm 2023, toàn thị trấn6 hội viên không phải là nạn nhân da cam đã làm đơn tự nguyện xin vào tổ chức Hội, công tác phát triển hội viên hàng năm được các cấp Hội quan tâm. Đặc biệt công tác quản lý hộ gia đình hội viên, để nắm bắt tâm tư tình cảm, cũng như các nhu cầu của hội viên được kịp thời như: Nhu cầu được cấp xe lăn, nhu cầu được đi xông hơi giải độc, nhu cầu được cấp thuốc chữa bệnh, nhu cầu được sửa nhà, làm nhà mới, nhu cầu được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình....vv.

 Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị trấn thường xuyên phối hợp với đài truyền thanh thị trấn có nhiều bài tuyên truyền về ngày " Thảm hoạ da cam", với mục đích vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong và ngoài thị trấn ủng hộ vật chất và tinh thần giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Ngoài quà của Chủ tịch nước và quà của Tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh; Huyện uỷ- HĐND-UBND, UBMT Tổ quốc huyện và Cấp uỷ, chính quyền các thị trấn đã giành hàng nghìn suất quà mỗi năm thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân da cam bị bệnh nặng, kinh tế khó khăn trong dịp tết và ngày 10/8, ngày thảm họa da cam ở Việt Nam.

Nổi đau da cam không là nổi đau của riêng ai. Đó là nổi đau của cả dân tộc. Chung tay xoa dịu nổi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà trước hết là hoạt động" Đền ơn đáp nghĩa" đối với những người có công với nước, thể hiện đạo lý " Uống nước nhớ nguồn", nêu cao truyền thống" Thương người như thể thương thân" của dân tộc, là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam; không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, mà còn góp phần vào ổn định chính trị, tạo đồng thuận xã hội, tăng cường "thế trận lòng dân" , nâng cao sức mạnh bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

 Nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam ở Việt Nam" (10/8/1961-10/8/2023),

          Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam Hướng dẫn số 75/HD-TWH ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Trung ương Hội về việc tổ chức tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam năm 2023.

 Công văn số 1062 - CV/TU ngày 05/5/2023 của Thường trực Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam năm 2023; Công văn số 6224/UBND-VX ngày 09/5/2023 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng " Tháng hành động vì nạn nhân da cam" năm 2023.

          Đặc biệt ngày 20/7/2023, Chủ tịch UBND huyện đã có công văn 2099/UBND-LĐTB&XH về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành đông vì nạn nhân da cam năm 2023.

 Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị trấn đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND-UBND và MTTQ xây dựng kế hoạch tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam thể hiện hành động thiết thực và cụ thể như sau:

Kêu gọi vận động gây quỹ "Nạn nhân da cam"với các hoạt động hỗ trợ thiết thực như: Hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà; Hỗ trợ tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh cho gia đình nạn nhân đặc biệt nặng; Hỗ trợ xe lăn, xe lắc; hỗ trợ đi xông hơi dải độc; Hỗ trợ nuôi bò sinh kế; Thăm hỏi tặng quà tết; ngày thảm hoạ da cam 10/8 hàng năm...vv.

            Với lòng nhân đạo và sự cảm thông sâu sắc, Hội  nạn nhân chất độc da cam / Dioxin huyện Thọ Xuân kêu gọi Thủ trưởng các cơ quan đơn vị; Các Doanh nghiệp; Lực lượng vũ trang, Công an Nhân dân; Các nhà hảo tâm và nhân dân trong và ngoài huyện; Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc” Thương người như thể thương thân”  vừa là trách nhiệm, vừa là tinh thần nhân đạo, hãy ủng hộ một phần thu nhập của mình, của đơn vị mình ở mức cao nhất, để giúp đỡ giảm bớt sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần đối với nạn nhân da cam đặc biệt nặng của thị trấn, giúp các gia đình ổn đình cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

 Thời gian vận động từ ngày 01 tháng 8 đến 31 tháng 8 năm 2023; Mọi sự ủng hộ đóng góp xin gửi về thường trực hội nạn nhân da cam thị trấn Sao Vàng.

Vì hạnh phúc của những nạn nhân da cam, Hội rất mong nhận được sự hưởng ứng của các cơ quan đơn vị, các Doanh nghiệp và nhân dân trong huyện.

Ban chấp hành Hội da cam thị trấn xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài thị trấn đã quan tâm ủng hộ quỹ nạn nhân da cam thị trấn./.
z4561812877890_c7b0c19d4d3041cb56dfbba5f8ad23eb.jpg

 

 

                                      

                                                                            

 

 

 

                                                                              

 

 

         

         

 

 

 

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀNTHÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM VÀ KỶ NIỆM 62 NĂM NGÀY 10/8/1961-10/8/2023 NGÀY THẢM HỌA DA CAM VIỆT NAM

Đăng lúc: 02/08/2023 10:18:09 (GMT+7)


            Kính thưa quý vị và toàn thể nhân dân thị trấn Sao Vàng!

          Trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, quân đội Mỹ không chỉ dùng các loại bom, đạn, mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin, nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng. Ngày 10 tháng 8 năm 1961 là ngày đầu tiên quân đội Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam, chỉ trong 10 năm từ năm (1961-1971) quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ, phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học, 61%  trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản với diện tích 3,06 triệu ha, bằng gần ¼ tổng diện tích của Miền Nam Việt Nam.( Trong đó có 44 triệu lít da cam/dioxin loại 2,4D và 2,4,5-T), 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Chỉ riêng khu vực A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, theo tài liệu được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, khối lượng chất độc da cam giải xuống đây khoảng 434.812 gallon, với một lượng dioxin khoảng 11 kg trong khoảng thời gian từ năm 1965-1970.

          Thực tế chứng minh, cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ gây ra trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất, dài nhất, gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người. Một khối lượng chất độc hóa học khổng lồ phun rải lập đi, lập lại nhiều lần trong một thời gian dài, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, một số động vật quý hiếm bị diệt chủng. Việc sử dụng chất độc da cam/dioxin trong suốt 10 năm qua đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ hủy hoại môi trường, hệ sinh thái mà còn tác động hại đến sức khỏe con người Việt Nam; Chất độc da cam đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết vì nhiễm độc; Hàng trăm ngàn người đang vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, thân kinh..vv. Tác động đột biến gen và nhiễm sắc thể gây nên dị dạng, dị tật, câm, điếc bẩm sinh, tai biến sinh sản, vô sinh, chủ yếu là ở con, cháu của nạn nhân, làm cho các cháu chết dần, chết mòn. Họ sinh và nuôi con mà ruột đau như cắt, nuôi con càng nhiều năm gia cảnh càng nghèo, con càng lớn càng đau khổ. Nổi đau đeo đẳng cho cha, mẹ, ông bà và cả dòng họ trong suốt cuộc đời. Đặc biệt là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Cụ thể qua điều tra, thống kê hàng năm cả nước có khoảng 75 ngàn nạn nhân thế hệ thứ 2, khoảng 35 ngàn nạn nhân thế hệ thứ 3, riêng huyện Thọ Xuân qua thống kê năm 2019 còn 196 cháu thế hệ thứ 3, đến nay chỉ còn 125 cháu.

          Hiện tại đời sống vật chất, tinh thần của các nạn nhân còn rất khó khăn, thiếu thốn, nhất là những gia đình có nhiều nạn nhân. Các nạn nhân là dân thường không còn khả năng lao động, sản xuất, không có nguồn thu, mức chi phí nuôi dưỡng, chữa bệnh lớn, vượt quá ngoài khả năng kinh tế của gia đình. Có thể nói “ Nạn nhân chất độc da cam là người nghèo nhất trong những người nghèo, những người đau khổ nhất trong những người đau khổ”.

          Thảm họa da cam ở Việt Nam để lại hậu quả hết sức nặng nề. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và con người là một vấn đề cấp bách, lâu dài. Là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

          Kể từ năm 1998 đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công. Trong đó đã quy định rõ; Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước và hàng loạt các chính sách ưu đãi khác đang được thực hiện. Đặc biệt ngày 14 tháng 5 năm 2015, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 43/CTTW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam”. Chỉ thị nêu rõ “ Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người là vấn đề cấp bách và lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị”.

          Giải quyết hậu quả chất độc da cam, hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vừa là vấn đề xã hội nhân đạo đối với những đồng bào ở những vùng bị ảnh hưởng chất độc da cam.

          Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước cho phép thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam vào ngày 10/1/2004. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân đã ký Quyết định thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Thọ Xuân.

Từ khi thành lập đến nay đã trải qua 4 kỳ đại hội, toàn thị trấn có Nạn nhân trực tiếp: 13 người;  Nạn nhân gián tiếp: 2 người

Trong số hộ gia đình nạn nhân có 3 gia đình có nạn nhân bị bệnh nặng  không còn khả năng tự phục vụ, phải có người chăm sóc; có 5 hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Những năm qua, thị trấn đã có nhiều hoạt động tích cực trong công tác xây dựng tổ chức Hội. Tính đến 30 /6 năm 2023, toàn thị trấn6 hội viên không phải là nạn nhân da cam đã làm đơn tự nguyện xin vào tổ chức Hội, công tác phát triển hội viên hàng năm được các cấp Hội quan tâm. Đặc biệt công tác quản lý hộ gia đình hội viên, để nắm bắt tâm tư tình cảm, cũng như các nhu cầu của hội viên được kịp thời như: Nhu cầu được cấp xe lăn, nhu cầu được đi xông hơi giải độc, nhu cầu được cấp thuốc chữa bệnh, nhu cầu được sửa nhà, làm nhà mới, nhu cầu được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình....vv.

 Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị trấn thường xuyên phối hợp với đài truyền thanh thị trấn có nhiều bài tuyên truyền về ngày " Thảm hoạ da cam", với mục đích vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong và ngoài thị trấn ủng hộ vật chất và tinh thần giúp đỡ các gia đình nạn nhân da cam đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Ngoài quà của Chủ tịch nước và quà của Tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh; Huyện uỷ- HĐND-UBND, UBMT Tổ quốc huyện và Cấp uỷ, chính quyền các thị trấn đã giành hàng nghìn suất quà mỗi năm thăm hỏi, động viên các gia đình nạn nhân da cam bị bệnh nặng, kinh tế khó khăn trong dịp tết và ngày 10/8, ngày thảm họa da cam ở Việt Nam.

Nổi đau da cam không là nổi đau của riêng ai. Đó là nổi đau của cả dân tộc. Chung tay xoa dịu nổi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà trước hết là hoạt động" Đền ơn đáp nghĩa" đối với những người có công với nước, thể hiện đạo lý " Uống nước nhớ nguồn", nêu cao truyền thống" Thương người như thể thương thân" của dân tộc, là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam; không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, mà còn góp phần vào ổn định chính trị, tạo đồng thuận xã hội, tăng cường "thế trận lòng dân" , nâng cao sức mạnh bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

 Nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam ở Việt Nam" (10/8/1961-10/8/2023),

          Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam Hướng dẫn số 75/HD-TWH ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Trung ương Hội về việc tổ chức tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam năm 2023.

 Công văn số 1062 - CV/TU ngày 05/5/2023 của Thường trực Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam năm 2023; Công văn số 6224/UBND-VX ngày 09/5/2023 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng " Tháng hành động vì nạn nhân da cam" năm 2023.

          Đặc biệt ngày 20/7/2023, Chủ tịch UBND huyện đã có công văn 2099/UBND-LĐTB&XH về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành đông vì nạn nhân da cam năm 2023.

 Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin thị trấn đã tham mưu cho Huyện ủy, HĐND-UBND và MTTQ xây dựng kế hoạch tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam thể hiện hành động thiết thực và cụ thể như sau:

Kêu gọi vận động gây quỹ "Nạn nhân da cam"với các hoạt động hỗ trợ thiết thực như: Hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà; Hỗ trợ tiền thuốc, tiền khám chữa bệnh cho gia đình nạn nhân đặc biệt nặng; Hỗ trợ xe lăn, xe lắc; hỗ trợ đi xông hơi dải độc; Hỗ trợ nuôi bò sinh kế; Thăm hỏi tặng quà tết; ngày thảm hoạ da cam 10/8 hàng năm...vv.

            Với lòng nhân đạo và sự cảm thông sâu sắc, Hội  nạn nhân chất độc da cam / Dioxin huyện Thọ Xuân kêu gọi Thủ trưởng các cơ quan đơn vị; Các Doanh nghiệp; Lực lượng vũ trang, Công an Nhân dân; Các nhà hảo tâm và nhân dân trong và ngoài huyện; Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc” Thương người như thể thương thân”  vừa là trách nhiệm, vừa là tinh thần nhân đạo, hãy ủng hộ một phần thu nhập của mình, của đơn vị mình ở mức cao nhất, để giúp đỡ giảm bớt sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần đối với nạn nhân da cam đặc biệt nặng của thị trấn, giúp các gia đình ổn đình cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

 Thời gian vận động từ ngày 01 tháng 8 đến 31 tháng 8 năm 2023; Mọi sự ủng hộ đóng góp xin gửi về thường trực hội nạn nhân da cam thị trấn Sao Vàng.

Vì hạnh phúc của những nạn nhân da cam, Hội rất mong nhận được sự hưởng ứng của các cơ quan đơn vị, các Doanh nghiệp và nhân dân trong huyện.

Ban chấp hành Hội da cam thị trấn xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong và ngoài thị trấn đã quan tâm ủng hộ quỹ nạn nhân da cam thị trấn./.
z4561812877890_c7b0c19d4d3041cb56dfbba5f8ad23eb.jpg

 

 

                                      

                                                                            

 

 

 

                                                                              

 

 

         

         

 

 

 

 

 

 

 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com