Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Bài tuyên truyền công tác sản xuất vụ chiêm xuân năm 2023-2024

Ngày 21/12/2023 15:13:20

 

Vụ Chiêm Xuân năm 2023 - 2024 dự báo hiện tượng hiện tượng El Nino (pha nóng) vẫn tiếp tục duy trì từ những tháng cuối năm 2023 đến tháng 3 năm 2024 với xác suất khoảng 85-95%, cường độ có xu hướng giảm dần; không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu, rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động muộn hơn trung bình nhiều năm, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,50C - 1,50C; nguồn nước phục vụ sản xuất cơ bản đầy đủ.

Thời vụ gieo cấy và cơ cấu giống:

Vụ Xuân 2024 tiết “Đại Hàn” vào ngày 21/01/2024 (tức 11/12 Âm lịch), đây là giai đoạn dự báo có tần suất rét đậm cao nhất trong năm; tiết “Lập Xuân” vào ngày 04/02/2024 (tức ngày 25/12 Âm lịch), Cốc vũ vào ngày 20/4/2024 dương lịch (ngày 12/3 âm lịch). Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vụ Xuân năm 2024 dự kiến sẽ là vụ sản xuất có nền nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,50C-1,50C và ẩm hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

* Đối với cây lúa:

Quan điểm bố trí thời vụ và cơ cấu lúa là: tăng diện tích sản xuất trà Xuân muộn, ưu tiên sử dụng giống ngắn ngày chất lượng cao, giống dài ngày chỉ bố trí trên các chân đất đặc thù; khuyến cáo mở rộng diện tích lúa nếp, giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, gạo ngon, hạt dài.

Lấy mốc thời điểm cây trồng trỗ bông từ 25/4-05/5/2024 (trong đó lúa trỗ tập trung từ 25/4 đến 30/4), để làm căn cứ tính thời điểm gieo mạ phù hợp cho từng giống và từng trà lúa của khu phố. Bố trí gọn từng trà mỗi cánh đồng chỉ sử dụng từ 1-2 loại giống, gieo tập trung trong khoảng 3-5 ngày.

- Trà Xuân chính vụ: Bố trí các giống X21 hoặc các giống tương đương; thời gian gieo mạ từ 05 - 10/01/2024.

- Trà Xuân muộn: Bố trí các giống Thái Xuyên 111, TBR 89, Phúc Thái 168, Thụy Hương 308, VNR 20, VT404, Phú ưu 978; TBR225, TBR279, TBR97, BC15 mới, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, Khang dân đột biến, Bắc Thơm số 7 - KBL, Q5, ADI68, J02.  Thời gian gieo mạ từ 10 - 18/01/2024.

* Đối với cây ngô: lựa chọn các giống có năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh; những giống có hàm lượng dinh dưỡng cao, sinh khối lớn làm thức ăn chăn nuôi; giống ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp,...) nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất.

- Trên chân đất chuyên màu, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô, tranh thủ độ ẩm đất để gieo trồng ngô, thời vụ gieo kết thúc trước ngày 20/2 (tốt nhất xung quanh tiết Lập xuân, khi đất đủ ẩm):

+ Trên chân đất đồi thấp sử dụng các giống: NK4300BT/GT, NK4300,  CP511, CP311.

+ Trên chân đất chuyên màu, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sử dụng các giống: NK4300BT/GT, NK66BT/GT, CP111, CP511; DK6818, DK6919S, DK6919S, DK 9955S, Ngô nếp các loại.

* Đối với cây lạc: thời vụ gieo từ ngày 10 - 20/2/2024. Bố trí các giống: L14, L18, L23, L26

* Đối với cây rau màu: Lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với địa phương, đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bố trí các cây màu trên đất trồng lúa được chuyển đổi. Những nơi khó khăn về nước tưới cần tranh thủ thời tiết có mưa, đất đủ ẩm để gieo trồng, chăm sóc và linh hoạt các hình thức tưới có hiệu quả cho cây trồng.

Những diện tích không trồng cây vụ Đông cần khẩn trương cày ải sớm, đồng thời vệ sinh đồng ruộng nhằm hạn chế nguồn sâu, bệnh phát sinh gây hại. 100% diện tích mạ phải được che phủ nilon; không gieo mạ và cấy vào những ngày trời rét đậm, nhiệt độ không khí dưới 160C.

Bón phân cân đối theo phương châm nặng đầu, nhẹ cuối, bón tập trung; tăng cường sử dụng vôi bột cải tạo đất và sử dụng phân hữu cơ và phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho cây trồng theo khuyến cáo của các đơn vị sản xuất kinh doanh có thương hiệu uy tín như: Tiến Nông, Lâm Thao, Bình Điền, Thiên Nông, Phú Nông, Phúc Thịnh, Long Điền,...

Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa như cơ giới hóa đồng bộ, tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng",.... Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu, bệnh chính trên cây lúa như: Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu,; chủ động phòng trừ ốc bươu vàng, bọ trĩ, sâu đục thân.

Cây Ngô: lưu ý Sâu keo mùa thu; Bệnh lùn sọc đen phương Nam; Sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục thân sẽ; Rệp cờ, sâu đục bắp.

Cây Lạc: lưu ý Bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, héo gốc mốc trắng, đốm lá, gỉ sắt, bệnh héo vàng và bệnh thối tia, thối củ. Các loại sâu hại như: sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá lạc là các đối tượng cần chú ý quan tâm vì các đối tượng này có thể phát sinh sớm với mật độ cao và gây hại trên diện rộng.

Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn vẫn có nguy cơ bùng phát trên diện rộng và mức độ gây hại lớn.

Chuột: Vụ Xuân chuột sẽ gây hại ngay từ đầu vụ và suốt trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.

           Đề nghị MTTQ và các ban ngành đoàn thể Chính trị xã hội phối hợp  tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tăng cường nắm bắt các tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023-2024 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế.        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Bài tuyên truyền công tác sản xuất vụ chiêm xuân năm 2023-2024

Đăng lúc: 21/12/2023 15:13:20 (GMT+7)

 

Vụ Chiêm Xuân năm 2023 - 2024 dự báo hiện tượng hiện tượng El Nino (pha nóng) vẫn tiếp tục duy trì từ những tháng cuối năm 2023 đến tháng 3 năm 2024 với xác suất khoảng 85-95%, cường độ có xu hướng giảm dần; không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu, rét đậm, rét hại có khả năng hoạt động muộn hơn trung bình nhiều năm, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,50C - 1,50C; nguồn nước phục vụ sản xuất cơ bản đầy đủ.

Thời vụ gieo cấy và cơ cấu giống:

Vụ Xuân 2024 tiết “Đại Hàn” vào ngày 21/01/2024 (tức 11/12 Âm lịch), đây là giai đoạn dự báo có tần suất rét đậm cao nhất trong năm; tiết “Lập Xuân” vào ngày 04/02/2024 (tức ngày 25/12 Âm lịch), Cốc vũ vào ngày 20/4/2024 dương lịch (ngày 12/3 âm lịch). Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vụ Xuân năm 2024 dự kiến sẽ là vụ sản xuất có nền nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,50C-1,50C và ẩm hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

* Đối với cây lúa:

Quan điểm bố trí thời vụ và cơ cấu lúa là: tăng diện tích sản xuất trà Xuân muộn, ưu tiên sử dụng giống ngắn ngày chất lượng cao, giống dài ngày chỉ bố trí trên các chân đất đặc thù; khuyến cáo mở rộng diện tích lúa nếp, giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, gạo ngon, hạt dài.

Lấy mốc thời điểm cây trồng trỗ bông từ 25/4-05/5/2024 (trong đó lúa trỗ tập trung từ 25/4 đến 30/4), để làm căn cứ tính thời điểm gieo mạ phù hợp cho từng giống và từng trà lúa của khu phố. Bố trí gọn từng trà mỗi cánh đồng chỉ sử dụng từ 1-2 loại giống, gieo tập trung trong khoảng 3-5 ngày.

- Trà Xuân chính vụ: Bố trí các giống X21 hoặc các giống tương đương; thời gian gieo mạ từ 05 - 10/01/2024.

- Trà Xuân muộn: Bố trí các giống Thái Xuyên 111, TBR 89, Phúc Thái 168, Thụy Hương 308, VNR 20, VT404, Phú ưu 978; TBR225, TBR279, TBR97, BC15 mới, Thiên ưu 8, Đài thơm 8, Khang dân đột biến, Bắc Thơm số 7 - KBL, Q5, ADI68, J02.  Thời gian gieo mạ từ 10 - 18/01/2024.

* Đối với cây ngô: lựa chọn các giống có năng suất và chất lượng cao, kháng sâu bệnh; những giống có hàm lượng dinh dưỡng cao, sinh khối lớn làm thức ăn chăn nuôi; giống ngô thực phẩm (ngô đường, ngô nếp,...) nhằm nâng cao chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất.

- Trên chân đất chuyên màu, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô, tranh thủ độ ẩm đất để gieo trồng ngô, thời vụ gieo kết thúc trước ngày 20/2 (tốt nhất xung quanh tiết Lập xuân, khi đất đủ ẩm):

+ Trên chân đất đồi thấp sử dụng các giống: NK4300BT/GT, NK4300,  CP511, CP311.

+ Trên chân đất chuyên màu, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng ngô sử dụng các giống: NK4300BT/GT, NK66BT/GT, CP111, CP511; DK6818, DK6919S, DK6919S, DK 9955S, Ngô nếp các loại.

* Đối với cây lạc: thời vụ gieo từ ngày 10 - 20/2/2024. Bố trí các giống: L14, L18, L23, L26

* Đối với cây rau màu: Lựa chọn các giống cây trồng thích hợp với địa phương, đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bố trí các cây màu trên đất trồng lúa được chuyển đổi. Những nơi khó khăn về nước tưới cần tranh thủ thời tiết có mưa, đất đủ ẩm để gieo trồng, chăm sóc và linh hoạt các hình thức tưới có hiệu quả cho cây trồng.

Những diện tích không trồng cây vụ Đông cần khẩn trương cày ải sớm, đồng thời vệ sinh đồng ruộng nhằm hạn chế nguồn sâu, bệnh phát sinh gây hại. 100% diện tích mạ phải được che phủ nilon; không gieo mạ và cấy vào những ngày trời rét đậm, nhiệt độ không khí dưới 160C.

Bón phân cân đối theo phương châm nặng đầu, nhẹ cuối, bón tập trung; tăng cường sử dụng vôi bột cải tạo đất và sử dụng phân hữu cơ và phân NPK tổng hợp chuyên dùng cho cây trồng theo khuyến cáo của các đơn vị sản xuất kinh doanh có thương hiệu uy tín như: Tiến Nông, Lâm Thao, Bình Điền, Thiên Nông, Phú Nông, Phúc Thịnh, Long Điền,...

Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa như cơ giới hóa đồng bộ, tưới nước tiết kiệm cho cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng",.... Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đặc biệt lưu ý các đối tượng sâu, bệnh chính trên cây lúa như: Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu,; chủ động phòng trừ ốc bươu vàng, bọ trĩ, sâu đục thân.

Cây Ngô: lưu ý Sâu keo mùa thu; Bệnh lùn sọc đen phương Nam; Sâu xám, sâu ăn lá, sâu đục thân sẽ; Rệp cờ, sâu đục bắp.

Cây Lạc: lưu ý Bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh, héo gốc mốc trắng, đốm lá, gỉ sắt, bệnh héo vàng và bệnh thối tia, thối củ. Các loại sâu hại như: sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá lạc là các đối tượng cần chú ý quan tâm vì các đối tượng này có thể phát sinh sớm với mật độ cao và gây hại trên diện rộng.

Cây sắn: Bệnh khảm lá sắn vẫn có nguy cơ bùng phát trên diện rộng và mức độ gây hại lớn.

Chuột: Vụ Xuân chuột sẽ gây hại ngay từ đầu vụ và suốt trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt là vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.

           Đề nghị MTTQ và các ban ngành đoàn thể Chính trị xã hội phối hợp  tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tăng cường nắm bắt các tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất vụ Chiêm Xuân 2023-2024 giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế.        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com