Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Ngày 16/12/2022 00:00:00

 Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông báo về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, mạng viễn thông đến toàn thể quần chúng Nhân dân biết, phòng ngừa. Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, mạng viễn thông vẫn diễn biến hết sức phức tạp với các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt lợi dụng thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid19 và tâm lý cả tin, hám lợi của nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng gây thiệt hại lớn về kinh tế của nạn nhân, làm phức tạp thêm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện và rất khó khăn trong quá trình điều tra, xử lý của lực lượng chức năng.
          Để tăng cường công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản quang mạng internet, mạng viễn thông, Ban Chỉ đạo 138 huyện thông báo một số thủ đoạn của loại tội phạm này để các ban, ngành, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn thông báo, khuyến cáo, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp cảnh giác.
          1. Phương thức mạo danh để chuyển tiền
           Tội phạm thường có thủ đoạn mạo danh cán bộ các cơ quan chức năng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Y tế….) gọi điện thoại thông báo đang điều tra các vụ án (thường là án ma túy, rửa tiền) có liên quan đến nạn nhân hoặc yêu cầu nạn nhân xác nhận thông tin vì có thông tin trùng với nạn nhân có kết quả dương tính với Covid-19, sau đó yêu cầu nạn nhân khai báo thêm các thông tin liên quan, hướng đến việc cung cấp thông tin về tài khoản và tiền gửi trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân. Khi biết nạn nhân có tiền gửi tại ngân hàng, đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền vào tài khoản của chúng hoặc tự lập một tài khoản mới chuyển tiền vào đó và cung cấp thông tin, mật khẩu tài khoản đó cho chúng để “cơ quan chức năng” chứng minh đó là nguồn tiền gì? Có phải do phạm tội mà có hay không, nếu không có liên quan đến hành vi phạm tội sẽ trả lại, đồng thời yêu cầu nạn nhân không được tiết lộ với ai để “giữ bí mật điều tra”. Sau khi nạn nhân chuyển tiền các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với nạn nhân.
           Tội phạm cũng dùng thủ đoạn là giả danh là kỹ sư, bác sỹ, quân nhân, doanh nhân, phi công, thuyền trưởng…. người nước ngoài (bằng cách đưa hình ảnh giới thiệu là đang sinh sống, kinh doanh tại Anh, Mỹ hoặc chiến đấu tại Syria, Lybia... trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…) để kết bạn, làm quen, hứa kết hôn và bảo lãnh đi nước ngoài, hứa gửi quà tặng có giá trị lớn, 2 trong đó có nhiều ngoại tệ, vàng, trang sức, đồ có giá trị lớn. Sau đó, các đối tượng giả danh nhân viên giao nhận hàng, hải quan, bưu điện… thông báo thùng quà biếu đang bị tạm giữ vì có nhiều ngoại tệ, hàng hóa giá trị lớn và đề nghị nạn nhân phải nộp thuế, lệ phí nhận hàng.
          Một thủ đoạn nữa là giả danh nhân viên công ty, doanh nghiệp có uy tín trên thị trường gọi điện, nhắn tin thông báo trúng thưởng và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc nạp thẻ điện thoại để làm phí nhận thưởng.
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
          Theo quy định của pháp luật, khi làm việc với người dân thì Cơ quan Nhà nước (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Hải quan…) các công ty, doanh nghiệp đều có giấy giới thiệu, giấy mời hoặc trực tiếp gặp mặt để trao đổi công việc và không có quy định gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền. Do đó tất cả các cuộc điện thoại tự nhận là cơ quan chức năng đang điều tra, giải quyết vụ án, vụ việc; hải quan, thuế thông báo có quà tặng hoặc doanh nghiệp thông báo trúng thưởng... rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản đều có nguy cơ là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
           2. Phương thức đánh cắp thông tin, tài khoản mạng xã hội hoặc thông tin bảo mật ngân hàng với mục đích chiếm đoạt
          Tội phạm thường thông qua thủ đoạn mạo danh là cán bộ ngân hàng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, mã OTP để xử lý sự cố có liên quan đến các dịch vụ ngân hàng, xác minh nguồn tiền lớn đang chuyển cho nạn nhân.
           Nạn nhân đang có nhu cầu vay vốn và tìm thông tin vay vốn trên mạng xã hội. Các đối tượng đã lợi dụng và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để làm thủ tục vay. Sau khi chuyển tiền xong các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt và cắt đứt mọi liên lạc với nạn nhân.
          Thủ đoạn mạo danh nhân viên công ty có uy tín (hoặc người quen) thông báo trúng thưởng (hoặc nhờ gửi nhận tiền) rồi gửi mail/tin nhắn chứa đường link truy cập vào Website giả mạo có thiết kế giống với trang chủ của ngân hàng, yêu cầu nạn nhân nhập thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, mã OTP. Sau đó đối tượng sử dụng các thông tin trên để đăng nhập vào tài khoản của nạn nhân và thực hiện chuyển tiền, rút tiền khỏi tài khoản.
          Thủ đoạn đăng tải các đường link có tính chất gây sốc, tò mò, thu hút sự chú ý của người xem (liên kết đến các trang Website) có chứa mã độc, khi đến các trang Web đó sẽ yêu cầu đăng nhập tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo…) cung cấp thông tin người dùng, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... Qua đó các tin tặc sẽ khai thác thông tin trên, đánh cắp và chiếm quyền sử dụng để phục vụ mục đích xấu như bán thông tin người dùng, nhắn tin cho bạn bè, người thân vay mượn tiền, nhờ mua thẻ điện thoại…
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
           Theo quy định, các ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, mã OTP hoặc bất kỳ thông tin cá nhân của khách hàng qua mail/tin nhắn hay gọi điện thoại. Tuyệt đối không tò mò nhấn vào các đường link lạ, không cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào thông qua các cuộc gọi, đường link gửi bằng mail/tin nhắn. Nếu người thân, bạn bè nhắn tin vay tiền, mượn tiền qua các mạng xã hội thì gọi điện trực tiếp cho người đó để xác minh thông tin chính xác trước khi chuyển tiền.
           3. Phương thức huy động vay vốn với lãi suất cao
          Giả là công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, quảng cáo đang thực hiện các dự án, lôi kéo nhiều người tham gia đầu tư, huy động vốn với lãi suất cao. Người tham gia phải cài đặt ứng dụng do công ty này tạo ra và chuyển tiền vào tài khoản của công ty để mua một hoặc nhiều gói đầu tư; khi truy cập vào ứng dụng sẽ thấy lợi nhuận tăng dần theo kỳ hạn gửi. Ban đầu “công ty” có thể quy đổi tài khoản thành tiền để trả cho một số người, tuy nhiên sau một thời gian huy động được số tiền lớn, các đối tượng tuyên bố phá sản, giải thể và đánh sập ứng dụng chiếm đoạt tiền. Nạn nhân không đòi được quyền lợi vì đây chỉ là các công ty, tập đoàn giả không được công nhận hoạt động tại Việt Nam.
          Thực chất của hoạt động lừa đảo này là vay tiền của người sau trả cho người trước, càng lôi kéo được nhiều người thì càng được nhiều “hoa hồng”... Do đó người tham gia trước sẽ trở thành “kẻ môi giới” thực hiện các hành vi “mồi chài, lôi kéo những người thân cùng tham gia.
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
          Nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn huy động vốn và cho hưởng lãi suất cao; tìm hiểu thật kỹ về thông tin các dự án, các đơn vị, công ty muốn đầu tư và chỉ nên đầu tư vào các công ty đã được cấp phép hoạt động. Khi nghi ngờ một trường hợp nào đó, người dân chỉ cần sử dụng Google để tìm kiếm các thông tin liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh tại Việt Nam, nếu không được cấp phép hoạt động thì có nguy cơ cao là hoạt động lừa đảo.
           4. Phương thức lừa đảo mua, bán hàng online
          Do tình hình dịch bệnh Covid-19, người dân hạn chế đi lại, mua bán trực tiếp dẫn đến hoạt động mua, bán hàng online nở rộ. Các đối tượng sẽ rao bán một số mặt hàng trên mạng thường là mặt hàng có giá trị cao, sau đó khi nạn nhân chấp nhận mua hàng sẽ yêu cầu thanh toán tiền đặt cọc rồi mới chuyển hàng. Tuy nhiên sau khi nạn nhân chuyển tiền xong, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với nạn nhân.
           Khi nạn nhân bán một số mặt hàng, các đối tượng lừa đảo sẽ hỏi mua và gửi tin nhắn đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung yêu cầu nạn nhân phải truy cập vào đường dẫn, sau đó đăng nhập tài khoản ngân hàng vào đường dẫn đó để nhận được tiền hàng, đồng thời phải gửi mã OTP cho đối tượng. Sau đó các đối tượng sẽ tiến hành truy cập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân và chiếm đoạt tài sản trong đó.
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
          Khi mua, bán hàng trên mạng tuyệt đối không chuyển tiền, đặt cọc trước khi nhận được hàng và kiểm tra hàng. Không tin tưởng mua các mặt hàng có giá trị cao với mức giá rẻ. Cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức nào có dấu hiệu hoạt động lừa đảo với các phương thức, thủ đoạn trên thì báo ngay có cơ quan Công an gần nhất hoặc số điện thoại Trực ban hình sự Công an huyện (02373.533.555) để được tư vấn, giải quyết theo quy định.

Phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Đăng lúc: 16/12/2022 00:00:00 (GMT+7)

 Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền, thông báo về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, mạng viễn thông đến toàn thể quần chúng Nhân dân biết, phòng ngừa. Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, mạng viễn thông vẫn diễn biến hết sức phức tạp với các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt lợi dụng thời điểm diễn ra dịch bệnh Covid19 và tâm lý cả tin, hám lợi của nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội. Các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng gây thiệt hại lớn về kinh tế của nạn nhân, làm phức tạp thêm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn huyện và rất khó khăn trong quá trình điều tra, xử lý của lực lượng chức năng.
          Để tăng cường công tác tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản quang mạng internet, mạng viễn thông, Ban Chỉ đạo 138 huyện thông báo một số thủ đoạn của loại tội phạm này để các ban, ngành, đoàn thể huyện và UBND các xã, thị trấn thông báo, khuyến cáo, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp cảnh giác.
          1. Phương thức mạo danh để chuyển tiền
           Tội phạm thường có thủ đoạn mạo danh cán bộ các cơ quan chức năng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Y tế….) gọi điện thoại thông báo đang điều tra các vụ án (thường là án ma túy, rửa tiền) có liên quan đến nạn nhân hoặc yêu cầu nạn nhân xác nhận thông tin vì có thông tin trùng với nạn nhân có kết quả dương tính với Covid-19, sau đó yêu cầu nạn nhân khai báo thêm các thông tin liên quan, hướng đến việc cung cấp thông tin về tài khoản và tiền gửi trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân. Khi biết nạn nhân có tiền gửi tại ngân hàng, đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển tiền vào tài khoản của chúng hoặc tự lập một tài khoản mới chuyển tiền vào đó và cung cấp thông tin, mật khẩu tài khoản đó cho chúng để “cơ quan chức năng” chứng minh đó là nguồn tiền gì? Có phải do phạm tội mà có hay không, nếu không có liên quan đến hành vi phạm tội sẽ trả lại, đồng thời yêu cầu nạn nhân không được tiết lộ với ai để “giữ bí mật điều tra”. Sau khi nạn nhân chuyển tiền các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với nạn nhân.
           Tội phạm cũng dùng thủ đoạn là giả danh là kỹ sư, bác sỹ, quân nhân, doanh nhân, phi công, thuyền trưởng…. người nước ngoài (bằng cách đưa hình ảnh giới thiệu là đang sinh sống, kinh doanh tại Anh, Mỹ hoặc chiến đấu tại Syria, Lybia... trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…) để kết bạn, làm quen, hứa kết hôn và bảo lãnh đi nước ngoài, hứa gửi quà tặng có giá trị lớn, 2 trong đó có nhiều ngoại tệ, vàng, trang sức, đồ có giá trị lớn. Sau đó, các đối tượng giả danh nhân viên giao nhận hàng, hải quan, bưu điện… thông báo thùng quà biếu đang bị tạm giữ vì có nhiều ngoại tệ, hàng hóa giá trị lớn và đề nghị nạn nhân phải nộp thuế, lệ phí nhận hàng.
          Một thủ đoạn nữa là giả danh nhân viên công ty, doanh nghiệp có uy tín trên thị trường gọi điện, nhắn tin thông báo trúng thưởng và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc nạp thẻ điện thoại để làm phí nhận thưởng.
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
          Theo quy định của pháp luật, khi làm việc với người dân thì Cơ quan Nhà nước (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Hải quan…) các công ty, doanh nghiệp đều có giấy giới thiệu, giấy mời hoặc trực tiếp gặp mặt để trao đổi công việc và không có quy định gọi điện thoại yêu cầu chuyển tiền. Do đó tất cả các cuộc điện thoại tự nhận là cơ quan chức năng đang điều tra, giải quyết vụ án, vụ việc; hải quan, thuế thông báo có quà tặng hoặc doanh nghiệp thông báo trúng thưởng... rồi yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản đều có nguy cơ là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
           2. Phương thức đánh cắp thông tin, tài khoản mạng xã hội hoặc thông tin bảo mật ngân hàng với mục đích chiếm đoạt
          Tội phạm thường thông qua thủ đoạn mạo danh là cán bộ ngân hàng yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, mã OTP để xử lý sự cố có liên quan đến các dịch vụ ngân hàng, xác minh nguồn tiền lớn đang chuyển cho nạn nhân.
           Nạn nhân đang có nhu cầu vay vốn và tìm thông tin vay vốn trên mạng xã hội. Các đối tượng đã lợi dụng và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để làm thủ tục vay. Sau khi chuyển tiền xong các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt và cắt đứt mọi liên lạc với nạn nhân.
          Thủ đoạn mạo danh nhân viên công ty có uy tín (hoặc người quen) thông báo trúng thưởng (hoặc nhờ gửi nhận tiền) rồi gửi mail/tin nhắn chứa đường link truy cập vào Website giả mạo có thiết kế giống với trang chủ của ngân hàng, yêu cầu nạn nhân nhập thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, mã OTP. Sau đó đối tượng sử dụng các thông tin trên để đăng nhập vào tài khoản của nạn nhân và thực hiện chuyển tiền, rút tiền khỏi tài khoản.
          Thủ đoạn đăng tải các đường link có tính chất gây sốc, tò mò, thu hút sự chú ý của người xem (liên kết đến các trang Website) có chứa mã độc, khi đến các trang Web đó sẽ yêu cầu đăng nhập tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo…) cung cấp thông tin người dùng, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... Qua đó các tin tặc sẽ khai thác thông tin trên, đánh cắp và chiếm quyền sử dụng để phục vụ mục đích xấu như bán thông tin người dùng, nhắn tin cho bạn bè, người thân vay mượn tiền, nhờ mua thẻ điện thoại…
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
           Theo quy định, các ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã PIN, mã OTP hoặc bất kỳ thông tin cá nhân của khách hàng qua mail/tin nhắn hay gọi điện thoại. Tuyệt đối không tò mò nhấn vào các đường link lạ, không cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào thông qua các cuộc gọi, đường link gửi bằng mail/tin nhắn. Nếu người thân, bạn bè nhắn tin vay tiền, mượn tiền qua các mạng xã hội thì gọi điện trực tiếp cho người đó để xác minh thông tin chính xác trước khi chuyển tiền.
           3. Phương thức huy động vay vốn với lãi suất cao
          Giả là công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, quảng cáo đang thực hiện các dự án, lôi kéo nhiều người tham gia đầu tư, huy động vốn với lãi suất cao. Người tham gia phải cài đặt ứng dụng do công ty này tạo ra và chuyển tiền vào tài khoản của công ty để mua một hoặc nhiều gói đầu tư; khi truy cập vào ứng dụng sẽ thấy lợi nhuận tăng dần theo kỳ hạn gửi. Ban đầu “công ty” có thể quy đổi tài khoản thành tiền để trả cho một số người, tuy nhiên sau một thời gian huy động được số tiền lớn, các đối tượng tuyên bố phá sản, giải thể và đánh sập ứng dụng chiếm đoạt tiền. Nạn nhân không đòi được quyền lợi vì đây chỉ là các công ty, tập đoàn giả không được công nhận hoạt động tại Việt Nam.
          Thực chất của hoạt động lừa đảo này là vay tiền của người sau trả cho người trước, càng lôi kéo được nhiều người thì càng được nhiều “hoa hồng”... Do đó người tham gia trước sẽ trở thành “kẻ môi giới” thực hiện các hành vi “mồi chài, lôi kéo những người thân cùng tham gia.
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
          Nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn huy động vốn và cho hưởng lãi suất cao; tìm hiểu thật kỹ về thông tin các dự án, các đơn vị, công ty muốn đầu tư và chỉ nên đầu tư vào các công ty đã được cấp phép hoạt động. Khi nghi ngờ một trường hợp nào đó, người dân chỉ cần sử dụng Google để tìm kiếm các thông tin liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh tại Việt Nam, nếu không được cấp phép hoạt động thì có nguy cơ cao là hoạt động lừa đảo.
           4. Phương thức lừa đảo mua, bán hàng online
          Do tình hình dịch bệnh Covid-19, người dân hạn chế đi lại, mua bán trực tiếp dẫn đến hoạt động mua, bán hàng online nở rộ. Các đối tượng sẽ rao bán một số mặt hàng trên mạng thường là mặt hàng có giá trị cao, sau đó khi nạn nhân chấp nhận mua hàng sẽ yêu cầu thanh toán tiền đặt cọc rồi mới chuyển hàng. Tuy nhiên sau khi nạn nhân chuyển tiền xong, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm đoạt và cắt đứt liên lạc với nạn nhân.
           Khi nạn nhân bán một số mặt hàng, các đối tượng lừa đảo sẽ hỏi mua và gửi tin nhắn đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung yêu cầu nạn nhân phải truy cập vào đường dẫn, sau đó đăng nhập tài khoản ngân hàng vào đường dẫn đó để nhận được tiền hàng, đồng thời phải gửi mã OTP cho đối tượng. Sau đó các đối tượng sẽ tiến hành truy cập vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân và chiếm đoạt tài sản trong đó.
          Cách nhận biết, phòng ngừa:
          Khi mua, bán hàng trên mạng tuyệt đối không chuyển tiền, đặt cọc trước khi nhận được hàng và kiểm tra hàng. Không tin tưởng mua các mặt hàng có giá trị cao với mức giá rẻ. Cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức nào có dấu hiệu hoạt động lừa đảo với các phương thức, thủ đoạn trên thì báo ngay có cơ quan Công an gần nhất hoặc số điện thoại Trực ban hình sự Công an huyện (02373.533.555) để được tư vấn, giải quyết theo quy định.

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com