Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể trong trường học

Ngày 06/05/2022 00:00:00

 Kínhthưaquývị,thưa toànthểnhândân
Tại các cơ sở giáo dục, an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển thể chất của học sinh. Để đảm bảo cho các em có một bữa ăn chất lượng, an toàn cần sự phối hợp chặc chẽ giữa ngành giáo dục, cơ quan chức năng địa phương quán triệt, phổ biến sâu rộng, tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức, hành vi, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh. Qua đó, mỗi cá nhân, tổ chức tại trường học hãy góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người; phòng, chống các bệnh truyền qua thực phẩm do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh hay gây ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đó cũng là trách nhiệm của nhà trường khi tổ chức bếp ăn tập thể.
Trường học cần tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bếp ăn tập thể trong trường học cụ thể như sau:
Hồ sơ hành chính pháp lý
- Có Quyết định thành lập bếp ăn bán trú đối với trường tự tổ chức bếp ăn tập thể. Các hình thức thuê đơn vị bên ngoài nấu ăn tại trường/ nhận suất ăn sẵn phải lập hợp đồng.
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 11 và 12 Chương V Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; trường hợp trường nhận suất ăn sẵn thì ký hợp đồng với cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho loại hình cung cấp suất ăn sẵn để cung cấp suất ăn.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại khoản 2 điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở, người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe).
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (lập hợp đồng mua bán, các hồ sơ pháp lý từ nhà cung cấp thực phẩm, các chứng từ, hóa đơn mua hàng).
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. Nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh con người theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
    - Lưu mẫu thức ăn và kiểm thực ba bước theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
+ Trường hợp nhận suất ăn sẵn: lập sổ giao nhận suất ăn, sổ kiểm thực Bước 3- Kiểm tra trước khi ăn, sổ theo dõi việc lưu và hủy mẫu thức ăn lưu.
- Vận hành hệ thống tự kiểm tra hai cấp:
+ Cấp 1: Trường học thành lập tổ tự kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra ít nhất mỗi tháng/lần việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn, căng-tin. Định kỳ mỗi quý (vào ngày 05 của tháng tiếp theo của quý - ngày 05/4, 05/7, 05/10 và 05/01) báo cáo việc thực hiện kiểm tra về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
+ Cấp 2: Định kỳ ít nhất mỗi 06 tháng/1 lần/1 trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường học. Định kỳ mỗi 06 tháng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổng hợp các báo cáo từ các trường học, kết hợp với việc tiến hành tự kiểm tra và báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
1.               Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
§1.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (Điều 28 Luật An toàn thực phẩm)
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
§1.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (Điều 29 Luật An toàn thực phẩm)
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
 
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm (Điều 30 Luật An toàn thực phẩm)
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
- Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
2.4. Khu vực ăn uống
- Thoáng mát, đủ ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ.
- Nơi rửa tay phải đủ nước sạch và xà phòng, dung dịch sát khuẩn bàn tay cho người ăn.
- Không phục vụ cùng lúc quá đông người, cần bố trí ăn theo ca.
- Thùng đựng rác có nắp đậy, đạp chân để mở nắp và có lót túi.
2.5. Người chế biến, phục vụ ăn uống trong bếp ăn tập thể
- Phải đeo khẩu trang khi chế biến, phục vụ.
- Sử dụng đũa, kẹp gắp, găng tay nilong để chi gắp thức ăn.
- Không tham gia phục vụ, chế biến khi bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
2.6. Bảo quản thực phẩm
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm quy định tại khoản 2 điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
- Thực hiện ăn chín, ăn ngay sau khi thức ăn được chế biến. Thức ăn đã chế biến nên được dùng trong vòng 2 giờ.
- Thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Nhà kho đảm bảo lưu thông không khí, đủ ánh sáng, cửa sổ có lưới chống ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác. 

Hướng dẫn đảm bảo ATTP bếp ăn tập thể trong trường học

Đăng lúc: 06/05/2022 00:00:00 (GMT+7)

 Kínhthưaquývị,thưa toànthểnhândân
Tại các cơ sở giáo dục, an toàn thực phẩm là vấn đề đặc biệt quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển thể chất của học sinh. Để đảm bảo cho các em có một bữa ăn chất lượng, an toàn cần sự phối hợp chặc chẽ giữa ngành giáo dục, cơ quan chức năng địa phương quán triệt, phổ biến sâu rộng, tạo bước chuyển biến mới trong nhận thức, hành vi, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh. Qua đó, mỗi cá nhân, tổ chức tại trường học hãy góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người; phòng, chống các bệnh truyền qua thực phẩm do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh hay gây ngộ độc thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đó cũng là trách nhiệm của nhà trường khi tổ chức bếp ăn tập thể.
Trường học cần tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bếp ăn tập thể trong trường học cụ thể như sau:
Hồ sơ hành chính pháp lý
- Có Quyết định thành lập bếp ăn bán trú đối với trường tự tổ chức bếp ăn tập thể. Các hình thức thuê đơn vị bên ngoài nấu ăn tại trường/ nhận suất ăn sẵn phải lập hợp đồng.
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 11 và 12 Chương V Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; trường hợp trường nhận suất ăn sẵn thì ký hợp đồng với cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho loại hình cung cấp suất ăn sẵn để cung cấp suất ăn.
- Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại khoản 2 điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở, người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe).
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng (lập hợp đồng mua bán, các hồ sơ pháp lý từ nhà cung cấp thực phẩm, các chứng từ, hóa đơn mua hàng).
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh. Nguồn nước sạch sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh con người theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
    - Lưu mẫu thức ăn và kiểm thực ba bước theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
+ Trường hợp nhận suất ăn sẵn: lập sổ giao nhận suất ăn, sổ kiểm thực Bước 3- Kiểm tra trước khi ăn, sổ theo dõi việc lưu và hủy mẫu thức ăn lưu.
- Vận hành hệ thống tự kiểm tra hai cấp:
+ Cấp 1: Trường học thành lập tổ tự kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra ít nhất mỗi tháng/lần việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn, căng-tin. Định kỳ mỗi quý (vào ngày 05 của tháng tiếp theo của quý - ngày 05/4, 05/7, 05/10 và 05/01) báo cáo việc thực hiện kiểm tra về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
+ Cấp 2: Định kỳ ít nhất mỗi 06 tháng/1 lần/1 trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường học. Định kỳ mỗi 06 tháng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổng hợp các báo cáo từ các trường học, kết hợp với việc tiến hành tự kiểm tra và báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
1.               Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
§1.1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (Điều 28 Luật An toàn thực phẩm)
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.
§1.2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (Điều 29 Luật An toàn thực phẩm)
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
 
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2.3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm (Điều 30 Luật An toàn thực phẩm)
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
- Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.
2.4. Khu vực ăn uống
- Thoáng mát, đủ ánh sáng, vệ sinh sạch sẽ.
- Nơi rửa tay phải đủ nước sạch và xà phòng, dung dịch sát khuẩn bàn tay cho người ăn.
- Không phục vụ cùng lúc quá đông người, cần bố trí ăn theo ca.
- Thùng đựng rác có nắp đậy, đạp chân để mở nắp và có lót túi.
2.5. Người chế biến, phục vụ ăn uống trong bếp ăn tập thể
- Phải đeo khẩu trang khi chế biến, phục vụ.
- Sử dụng đũa, kẹp gắp, găng tay nilong để chi gắp thức ăn.
- Không tham gia phục vụ, chế biến khi bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
2.6. Bảo quản thực phẩm
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm quy định tại khoản 2 điều 2 Chương I Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn.
- Thực hiện ăn chín, ăn ngay sau khi thức ăn được chế biến. Thức ăn đã chế biến nên được dùng trong vòng 2 giờ.
- Thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
- Nhà kho đảm bảo lưu thông không khí, đủ ánh sáng, cửa sổ có lưới chống ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác. 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com