Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và mua thùng đựng rác thải đúng quy cách
1. Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 3 loại:
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt thông thường: bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế (như: giấy, nhựa, kim loại, ni lông...);
- Chất thải thực phẩm là các loại chất thải dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối (như: các loại thực phẩm thừa, hư hỏng; bã chè, bã café,...).
- Chất thải rắn sinh hoạt khác bao gồm: Chất thải có khả năng đốt cháy thu hồi năng lượng (như: lá cây, cành cây, tranh ảnh, gỗ ), chất thải trơ (như: thủy tinh, sành sứ, ...).
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại bao gồm: Pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, nhiệt kế vỡ, hỏng.
1.3. Chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh: Bao gồm các loại chất thải rắn có kích thước lớn như: tủ, giường, nệm, bàn, ghế salon, tranh, gốc cây, thân cây, cành cây to
2. Biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
2.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt thông thường:
- Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: các hộ gia đình, cá nhân thu gom phân loại riêng để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa để tái chế, tái sử dụng
- Chất thải thực phẩm: Đối với gia đình có đất vườn rộng, khuyến khích các hộ gia đình tự xử lý tại hộ như: ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Đối với những hộ gia đình không có điều kiện tự xử lý, các hộ gia đình thu gom lại và vận chuyển cho các cá nhân, đơn vị thu gom riêng để xử lý bằng phương pháp làm phân bón hữu cơ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh (hạn chế tối đa việc chôn lấp).
- Chất thải có khả năng đốt cháy thu hồi năng lượng: khuyến khích các hộ gia đình tận dụng làm nhiên liệu đun nấu hoặc phơi khô đốt trong vườn nhà. Đối với các hộ gia đình không có khả năng đốt tại hộ thì phải tập kết và chuyển cho đơn vị thu gom để xử lý theo quy định.
- Chất thải trơ: các hộ gia đình thu gom, vận chuyển cho các đơn vị tái chế thủy tinh, hoặc xay nghiền thành cốt liệu làm vật liệu xây dưng thông thường.
2.2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt nguy hại:
Các hộ gia đình phân loại, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nguy hại đến tập kết tại thùng đựng rác thải nguy hại tại các nhà văn hóa khu phố để UBND thị trấn thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
2.3. Đối với chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh:
Chủ nguồn thải phải tự thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh đến nơi tiếp nhận, xử lý. Trong thời gian đơn vị thu gom, vận chuyển chưa đến vận chuyển đi xử lý, chủ nguồn thải có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, không được tập kết ra vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng.
Đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện phân rã, phân loại chất thải rắn sinh hoạt và căn cứ tính chất của từng loại chất thải sau khi phân rã, phân loại để xử lý riêng từng loại như đối với chất thải rắn sinh hoạt (thông thường và nguy hại).
3. Hướng dẫn quy cách thùng đựng rác thại tại nhà văn hóa khu phố:
- Về số lượng: 02 thùng, 01 thùng đựng rác thải thông thường và 01 thùng đựng rác thải nguy hại.
- Về dung tích thùng đựng rác thải: 110 lít
- Về quy cách thùng:
+ Đối với thùng đựng rác thải thông thường: thùng màu xanh, có nắp đậy
+ Đối với thùng đựng rác thải nguy hại: thùng màu đen, có nắp đậy và trên thùng có in dòng chữ rác thải nguy hại.
- Về cách sử dụng thùng đựng rác thải:
+ Đối với thùng đựng rác thải thông thường: dùng đựng rác thải sinh hoạt thông thường. Lãnh đạo khu phố phân công cho tổ chức đoàn thể phụ trách việc thu gom, vận chuyển rác thải từ thùng đựng rác thải thông thường cho đơn vị thu gom rác thải.
+ Đối với rác thải nguy hại: dùng đựng rác thải sinh hoạt nguy hại. Lãnh đạo khu phố giao cho chi hội Cựu chiến binh phụ trách việc thu gom, vận chuyển rác thải nguy hại về điểm tập kết chung của thị trấn 1 lần/1 năm để thực hiện xử lý theo kế hoạch của UBND huyện.
Trên cơ sở hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đề nghị khu phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện và tổ chức mua thùng đựng rác thải tại nhà văn hóa theo quy định.
Tin cùng chuyên mục
-
Lễ đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.
04/12/2024 00:00:00 -
Huyện Thọ Xuân rực rỡ cờ hoa chào mừng sự kiện Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và Bằng công nhận huyện Thọ Xuân đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
03/12/2024 00:00:00 -
Huyện Thọ Xuân điểm sáng trong xây dựng NTM nâng cao
02/12/2024 00:00:00 -
Huyện Thọ Xuân: Đoàn kết xây dựng thành công huyện NTM nâng cao
02/12/2024 00:00:00
Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và mua thùng đựng rác thải đúng quy cách
1. Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt được phân thành 3 loại:
1.1. Chất thải rắn sinh hoạt thông thường: bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế (như: giấy, nhựa, kim loại, ni lông...);
- Chất thải thực phẩm là các loại chất thải dễ phân hủy trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối (như: các loại thực phẩm thừa, hư hỏng; bã chè, bã café,...).
- Chất thải rắn sinh hoạt khác bao gồm: Chất thải có khả năng đốt cháy thu hồi năng lượng (như: lá cây, cành cây, tranh ảnh, gỗ ), chất thải trơ (như: thủy tinh, sành sứ, ...).
1.2. Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại bao gồm: Pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang hỏng, nhiệt kế vỡ, hỏng.
1.3. Chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh: Bao gồm các loại chất thải rắn có kích thước lớn như: tủ, giường, nệm, bàn, ghế salon, tranh, gốc cây, thân cây, cành cây to
2. Biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
2.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt thông thường:
- Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế: các hộ gia đình, cá nhân thu gom phân loại riêng để chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu, cơ sở tái chế nhựa để tái chế, tái sử dụng
- Chất thải thực phẩm: Đối với gia đình có đất vườn rộng, khuyến khích các hộ gia đình tự xử lý tại hộ như: ủ làm phân bón hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi. Đối với những hộ gia đình không có điều kiện tự xử lý, các hộ gia đình thu gom lại và vận chuyển cho các cá nhân, đơn vị thu gom riêng để xử lý bằng phương pháp làm phân bón hữu cơ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh (hạn chế tối đa việc chôn lấp).
- Chất thải có khả năng đốt cháy thu hồi năng lượng: khuyến khích các hộ gia đình tận dụng làm nhiên liệu đun nấu hoặc phơi khô đốt trong vườn nhà. Đối với các hộ gia đình không có khả năng đốt tại hộ thì phải tập kết và chuyển cho đơn vị thu gom để xử lý theo quy định.
- Chất thải trơ: các hộ gia đình thu gom, vận chuyển cho các đơn vị tái chế thủy tinh, hoặc xay nghiền thành cốt liệu làm vật liệu xây dưng thông thường.
2.2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt nguy hại:
Các hộ gia đình phân loại, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nguy hại đến tập kết tại thùng đựng rác thải nguy hại tại các nhà văn hóa khu phố để UBND thị trấn thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
2.3. Đối với chất thải rắn sinh hoạt cồng kềnh:
Chủ nguồn thải phải tự thỏa thuận với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt về dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh đến nơi tiếp nhận, xử lý. Trong thời gian đơn vị thu gom, vận chuyển chưa đến vận chuyển đi xử lý, chủ nguồn thải có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, không được tập kết ra vỉa hè, lòng đường, khu vực công cộng.
Đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện phân rã, phân loại chất thải rắn sinh hoạt và căn cứ tính chất của từng loại chất thải sau khi phân rã, phân loại để xử lý riêng từng loại như đối với chất thải rắn sinh hoạt (thông thường và nguy hại).
3. Hướng dẫn quy cách thùng đựng rác thại tại nhà văn hóa khu phố:
- Về số lượng: 02 thùng, 01 thùng đựng rác thải thông thường và 01 thùng đựng rác thải nguy hại.
- Về dung tích thùng đựng rác thải: 110 lít
- Về quy cách thùng:
+ Đối với thùng đựng rác thải thông thường: thùng màu xanh, có nắp đậy
+ Đối với thùng đựng rác thải nguy hại: thùng màu đen, có nắp đậy và trên thùng có in dòng chữ rác thải nguy hại.
- Về cách sử dụng thùng đựng rác thải:
+ Đối với thùng đựng rác thải thông thường: dùng đựng rác thải sinh hoạt thông thường. Lãnh đạo khu phố phân công cho tổ chức đoàn thể phụ trách việc thu gom, vận chuyển rác thải từ thùng đựng rác thải thông thường cho đơn vị thu gom rác thải.
+ Đối với rác thải nguy hại: dùng đựng rác thải sinh hoạt nguy hại. Lãnh đạo khu phố giao cho chi hội Cựu chiến binh phụ trách việc thu gom, vận chuyển rác thải nguy hại về điểm tập kết chung của thị trấn 1 lần/1 năm để thực hiện xử lý theo kế hoạch của UBND huyện.
Trên cơ sở hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đề nghị khu phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện và tổ chức mua thùng đựng rác thải tại nhà văn hóa theo quy định.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com