Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Khu di tích quôc gia đặc biệt Lam Kinh
Đăng lúc: 18/11/2022 15:09:57 (GMT+7)
Dịp đầu năm mới Nhâm Dần 2022, rất đông du khách thập phương về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để du xuân, vãn cảnh, dâng hương.
Đầu năm mới tại Thanh Hóa thời tiết se lạnh, sau Tết Nguyên Đán trời nhiều ngày không có mưa, thuận lợi cho các hoạt động dâng hương, tham quan các công trình kiến trúc tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Thời gian qua, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tăng cường nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh Khu di sản Lam Kinh xanh-sạch-sáng.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Quản lý di tích Lam Kinh đã bố trí các điểm rửa tay, sát khuẩn cũng như hướng dẫn người dân, du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1962, tiếp đó, năm 2012, nơi đây được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Được biết, sau khi đánh đuổi giặc Minh, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Thăng Long, vua Lê Thái Tổ đã cho xây dựng các kiến trúc điện, miếu... ở Lam Kinh, làm nơi ở của các vua Lê khi về quê và nơi yên nghỉ của các vị vua Lê. Lam Kinh là đất tổ nhà Lê, nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi và là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công ở thế kỷ XV.
Đây là Ngọ môn, lối đi lại của vua quan nhà Lê để vào chính điện.
Sân rồng là một trong những kiến trúc có diện tích lớn nhất trong khu trung tâm của điện Lam Kinh, sân nằm phía sau Ngọ môn, chính giữa có 3 lối đi lên chính điện theo bậc thềm rồng.
Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, chính điện Lam Kinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (năm 1433). Bố cục mặt bằng của kiến trúc này có dạng hình chữ “công”, với tổng diện tích là 1.645,04m2, gồm 3 tòa điện chính: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh.
Trải qua những biến thiên của lịch sử hàng trăm năm, di tích Lam Kinh bị tàn phá nặng nề, tòa chính điện này vừa mới được trùng tu lại, hiện đang chờ được đưa vào sử dụng.
Sau chính điện đến Thái miếu, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Theo kết quả khai quật khảo cổ, trong khu vực này gồm 9 tòa kiến trúc. Hiện nay, đã tôn tạo, phục hồi được 5 tòa (các tòa số 3, 4, 5, 6, 7).
Bên hông chính điện là nhà để bia Vĩnh Lăng được dựng vào năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) qua đời đưa về quê hương Lam Sơn an táng. Bia được dựng trên một gò đất cao rộng thoai thoải, mặt tiền nhìn về hướng Nam. Bia được làm bằng đá trầm tích nguyên khối. Rùa và bia có trọng lượng ước tính trên dưới 18 tấn.
Nội dung văn bia ghi lại thân thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ. Đây là một công trình điêu khắc đá có giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng là tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu lịch sử giai đoạn Lê Sơ.
Tiếp sau Thái Miếu là Vĩnh Lăng (mộ vua Lê Thái Tổ) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, ở phía Nam chân núi Dầu.
Năm 1995, Vĩnh Lăng đã được trùng tu, xây lại bằng gạch, bên ngoài ốp đá đục nhám.
Phía bên phải Vinh Lăng (lăng mộ vua Lê Thái Tổ) là cây ổi cổ cao tầm hơn 3m, rộng hơn 5m, gần trăm năm tuổi, mùa nào cũng cho quả thơm lừng và được người trông giữ dâng lên mộ vua. Theo hướng dẫn viên, chỉ cần xoa nhẹ vào nách cây (ngã nhánh của cây) thì các đầu lá rung lên từng hồi, từng nhịp kể cả khi trời không có gió tựa như chào mừng mọi du khách về thăm lăng mộ vua Lê Thái Tổ.
Trong khuôn viên của di tích Lam Kinh còn có 5 khu lăng mộ của các vua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và lăng Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao với kiến trúc tương tự.
Giếng cổ lớn trong khuôn viên di tích nước trong xanh quanh năm không cạn, cung cấp nước cho toàn điện Lam Kinh xưa.
Trong khuôn viên di tích còn có rừng cây cổ thụ với những cây có tuổi đời hàng trăm năm, trong đó có cây đa thị hơn 300 năm tuổi.
Vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), lễ hội Lam Kinh được tổ chức để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.
(Nguồn báo TH)
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Khu di tích quôc gia đặc biệt Lam Kinh
Đăng lúc: 18/11/2022 15:09:57 (GMT+7)
Dịp đầu năm mới Nhâm Dần 2022, rất đông du khách thập phương về Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để du xuân, vãn cảnh, dâng hương.
Đầu năm mới tại Thanh Hóa thời tiết se lạnh, sau Tết Nguyên Đán trời nhiều ngày không có mưa, thuận lợi cho các hoạt động dâng hương, tham quan các công trình kiến trúc tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh.
Thời gian qua, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã tăng cường nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng hình ảnh Khu di sản Lam Kinh xanh-sạch-sáng.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban Quản lý di tích Lam Kinh đã bố trí các điểm rửa tay, sát khuẩn cũng như hướng dẫn người dân, du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1962, tiếp đó, năm 2012, nơi đây được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Được biết, sau khi đánh đuổi giặc Minh, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Thăng Long, vua Lê Thái Tổ đã cho xây dựng các kiến trúc điện, miếu... ở Lam Kinh, làm nơi ở của các vua Lê khi về quê và nơi yên nghỉ của các vị vua Lê. Lam Kinh là đất tổ nhà Lê, nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi và là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công ở thế kỷ XV.
Đây là Ngọ môn, lối đi lại của vua quan nhà Lê để vào chính điện.
Sân rồng là một trong những kiến trúc có diện tích lớn nhất trong khu trung tâm của điện Lam Kinh, sân nằm phía sau Ngọ môn, chính giữa có 3 lối đi lên chính điện theo bậc thềm rồng.
Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ học, chính điện Lam Kinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (năm 1433). Bố cục mặt bằng của kiến trúc này có dạng hình chữ “công”, với tổng diện tích là 1.645,04m2, gồm 3 tòa điện chính: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh.
Trải qua những biến thiên của lịch sử hàng trăm năm, di tích Lam Kinh bị tàn phá nặng nề, tòa chính điện này vừa mới được trùng tu lại, hiện đang chờ được đưa vào sử dụng.
Sau chính điện đến Thái miếu, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Theo kết quả khai quật khảo cổ, trong khu vực này gồm 9 tòa kiến trúc. Hiện nay, đã tôn tạo, phục hồi được 5 tòa (các tòa số 3, 4, 5, 6, 7).
Bên hông chính điện là nhà để bia Vĩnh Lăng được dựng vào năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) qua đời đưa về quê hương Lam Sơn an táng. Bia được dựng trên một gò đất cao rộng thoai thoải, mặt tiền nhìn về hướng Nam. Bia được làm bằng đá trầm tích nguyên khối. Rùa và bia có trọng lượng ước tính trên dưới 18 tấn.
Nội dung văn bia ghi lại thân thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ. Đây là một công trình điêu khắc đá có giá trị nghệ thuật, đồng thời cũng là tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu lịch sử giai đoạn Lê Sơ.
Tiếp sau Thái Miếu là Vĩnh Lăng (mộ vua Lê Thái Tổ) được xây dựng trên một dải đất bằng phẳng, ở phía Nam chân núi Dầu.
Năm 1995, Vĩnh Lăng đã được trùng tu, xây lại bằng gạch, bên ngoài ốp đá đục nhám.
Phía bên phải Vinh Lăng (lăng mộ vua Lê Thái Tổ) là cây ổi cổ cao tầm hơn 3m, rộng hơn 5m, gần trăm năm tuổi, mùa nào cũng cho quả thơm lừng và được người trông giữ dâng lên mộ vua. Theo hướng dẫn viên, chỉ cần xoa nhẹ vào nách cây (ngã nhánh của cây) thì các đầu lá rung lên từng hồi, từng nhịp kể cả khi trời không có gió tựa như chào mừng mọi du khách về thăm lăng mộ vua Lê Thái Tổ.
Trong khuôn viên của di tích Lam Kinh còn có 5 khu lăng mộ của các vua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và lăng Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao với kiến trúc tương tự.
Giếng cổ lớn trong khuôn viên di tích nước trong xanh quanh năm không cạn, cung cấp nước cho toàn điện Lam Kinh xưa.
Trong khuôn viên di tích còn có rừng cây cổ thụ với những cây có tuổi đời hàng trăm năm, trong đó có cây đa thị hơn 300 năm tuổi.
Vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), lễ hội Lam Kinh được tổ chức để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.
(Nguồn báo TH)
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com