ĐẢM BẢO ATTP DỊP TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024
Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần phát triển xã hội. Theo thống kê của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè... Đón chào năm mới 2024, người dân thường sử dụng một lượng lớn gồm nhiều loại thực phẩm: từ thịt, cá, rau, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn... phục vụ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. Vì vậy, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, là người nội trợ đảm đang để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
2. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
3. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
4. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm đạt tới trên 70 độ C.
5. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.
6. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60 độ C hoặc lạnh trên 10 độ C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tuyên truyền về An toàn thực phẩm
26/05/2025 00:00:00 -
Thị trấn Sao Vàng tổ chức kiểm tra ATTP nhân dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025
05/05/2025 00:00:00 -
Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố
25/04/2025 15:00:30 -
Công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm bữa cổ tập trung đông người
17/04/2025 00:00:00
ĐẢM BẢO ATTP DỊP TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN NĂM 2024
Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, giảm thiểu bệnh tật, tăng cường khả năng và năng suất lao động, góp phần phát triển xã hội. Theo thống kê của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế), các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc là do vi sinh vật, hoá chất, độc tố tự nhiên và do thức ăn hư hỏng, biến chất. Các tác nhân trên đều có thể xảy ra qua đường ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm. Những nơi có nguy cơ cao để xảy ra mất vệ sinh an toàn thực phẩm là các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cơ sở phục vụ bữa ăn tập thể không được cấp phép, quán ăn vỉa hè... Đón chào năm mới 2024, người dân thường sử dụng một lượng lớn gồm nhiều loại thực phẩm: từ thịt, cá, rau, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn... phục vụ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn. Vì vậy, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, là người nội trợ đảm đang để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn.
2. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn: Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
3. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
4. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm đạt tới trên 70 độ C.
5. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn có hại cho sức khỏe.
6. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60 độ C hoặc lạnh trên 10 độ C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Mọi người, mọi nhà cần tích cực, chủ động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn vui tươi, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com