Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây trồng vụ Chiêm Xuân 2025

Ngày 17/03/2025 15:14:28

 
Trong điều kiện thời tiết, sáng sớm có sương mù, xen kẻ mưa phùn, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn lá trên cây lúa. Để chủ động chăm sóc, phát hiện sớm, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn các biện pháp cụ thể như sau:
1. Phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa
1.1. Đối với bệnh đạo ôn lá:
Tăng cường kiểm tra những ruộng lúa xanh tốt, ruộng trũng thấp và trên các giống nhiễm TBR225, Q5, Bắc Thịnh, nếp,…Những ruộng nhiễm bệnh đạo ôn, không bón đạm, không sử dụng phân bón lá, tăng cường bón thêm kali và duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm; phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng 1 trong các loại thuốc đặc hiệu: Fu-Army 40EC, Bump 650WP, Roshow 460SC, Kabim 30WP, Fillia 525SE, Bankan 600WP, Bamy 75WP,…phun kép 2 lần (cách nhau 3-5 ngày).
1.2. Đối với bệnh vàng lá sinh lý:
Phát sinh trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, đất chưa được phơi ải. Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đến đỏ khô, đẻ nhánh kém, rễ mới không phát sinh do đất thiếu ôxy gây yếm khí.
Những diện tích bị vàng sinh lý: Ngừng bón đạm, thay nước trong ruộng, bón bổ sung 10-15 kg vôi bột + 10 -15 kg super lân Lâm Thao/1 sào 500 m2 , kết hợp làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, hoặc bón 1,5-2 kg chế phẩm Tricoderma, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng lân cao như: Humic, Khumate, TS96; Atonik 1.8SL, Pennac P,…phun từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày. Khi cây lúa ra lá mới, chăm bón theo quy trình.
1.3. Đối với chuột hại:
Tổ chức diệt chuột tập trung, đồng loạt để đạt hiệu quả cao; ưu tiên sử dụng các biện pháp như đào bắt thủ công, sử dụng các loại bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy dính,…hoặc sử dụng các chế phẩm diệt chuột có nguồn gốc sinh học, hóa học nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Chăm sóc cây ngô xuân:
- Chăm sóc:
+ Bón thúc đợt 1 (Khi ngô 3 - 5 lá): 6 - 7 kg ure + 3 - 4 kg kali hoặc bón 15kg NPK chuyên thúc cây ngô (Tiến Nông). Bón cách gốc 5 - 7 cm, kết hợp xới xáo, vun gốc, lấp phân.
+ Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7 - 9 lá): 7-8 kg ure + 4 kg kali hoặc bón 17 kg NPK chuyên thúc cây ngô (Tiến Nông). Bón cách gốc 7 - 10 cm, kết hợp vun cao gốc để tạo thế chống đổ cho cây.
+ Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3 - 4 kg kali + 1 - 2 kg ure.
- Phòng trừ bệnh huyết dụ chân trì:
Giai đoạn cây con (5 - 6 lá), ngô dễ bị bệnh huyết dụ chân trì trong điều kiện độ ẩm đất cao, tiến hành xới phá váng, sử dụng các loại phân bón siêu ra rễ: K-humate, humic, siêu lân…phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày, giúp bộ rễ phát triển tốt.
Đề nghị Đài truyền thanh thị trấn tăng thời lượng, thông tin, tuyên truyền kịp thời nội dung hướng dẫn; Khuyến nông viên, các Trưởng khu phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện có hiệu quả./
  

Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây trồng vụ Chiêm Xuân 2025

Đăng lúc: 17/03/2025 15:14:28 (GMT+7)

 
Trong điều kiện thời tiết, sáng sớm có sương mù, xen kẻ mưa phùn, độ ẩm không khí cao, là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn lá trên cây lúa. Để chủ động chăm sóc, phát hiện sớm, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn các biện pháp cụ thể như sau:
1. Phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa
1.1. Đối với bệnh đạo ôn lá:
Tăng cường kiểm tra những ruộng lúa xanh tốt, ruộng trũng thấp và trên các giống nhiễm TBR225, Q5, Bắc Thịnh, nếp,…Những ruộng nhiễm bệnh đạo ôn, không bón đạm, không sử dụng phân bón lá, tăng cường bón thêm kali và duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm; phun trừ ngay khi bệnh mới xuất hiện bằng 1 trong các loại thuốc đặc hiệu: Fu-Army 40EC, Bump 650WP, Roshow 460SC, Kabim 30WP, Fillia 525SE, Bankan 600WP, Bamy 75WP,…phun kép 2 lần (cách nhau 3-5 ngày).
1.2. Đối với bệnh vàng lá sinh lý:
Phát sinh trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, đất chưa được phơi ải. Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến vàng đến đỏ khô, đẻ nhánh kém, rễ mới không phát sinh do đất thiếu ôxy gây yếm khí.
Những diện tích bị vàng sinh lý: Ngừng bón đạm, thay nước trong ruộng, bón bổ sung 10-15 kg vôi bột + 10 -15 kg super lân Lâm Thao/1 sào 500 m2 , kết hợp làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, hoặc bón 1,5-2 kg chế phẩm Tricoderma, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng lân cao như: Humic, Khumate, TS96; Atonik 1.8SL, Pennac P,…phun từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày. Khi cây lúa ra lá mới, chăm bón theo quy trình.
1.3. Đối với chuột hại:
Tổ chức diệt chuột tập trung, đồng loạt để đạt hiệu quả cao; ưu tiên sử dụng các biện pháp như đào bắt thủ công, sử dụng các loại bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy dính,…hoặc sử dụng các chế phẩm diệt chuột có nguồn gốc sinh học, hóa học nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
2. Chăm sóc cây ngô xuân:
- Chăm sóc:
+ Bón thúc đợt 1 (Khi ngô 3 - 5 lá): 6 - 7 kg ure + 3 - 4 kg kali hoặc bón 15kg NPK chuyên thúc cây ngô (Tiến Nông). Bón cách gốc 5 - 7 cm, kết hợp xới xáo, vun gốc, lấp phân.
+ Bón thúc đợt 2 (Khi ngô 7 - 9 lá): 7-8 kg ure + 4 kg kali hoặc bón 17 kg NPK chuyên thúc cây ngô (Tiến Nông). Bón cách gốc 7 - 10 cm, kết hợp vun cao gốc để tạo thế chống đổ cho cây.
+ Bón thúc lần 3 (Khi ngô xoắn nõn): Tạo điều kiện cho ngô phát triển bắp to đều, hạt mẩy, chủ yếu sử dụng kali: 3 - 4 kg kali + 1 - 2 kg ure.
- Phòng trừ bệnh huyết dụ chân trì:
Giai đoạn cây con (5 - 6 lá), ngô dễ bị bệnh huyết dụ chân trì trong điều kiện độ ẩm đất cao, tiến hành xới phá váng, sử dụng các loại phân bón siêu ra rễ: K-humate, humic, siêu lân…phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 5 ngày, giúp bộ rễ phát triển tốt.
Đề nghị Đài truyền thanh thị trấn tăng thời lượng, thông tin, tuyên truyền kịp thời nội dung hướng dẫn; Khuyến nông viên, các Trưởng khu phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện có hiệu quả./
  

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com