Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh khảm lá trên cây sắn

Ngày 05/05/2022 08:07:47

Năm 2022, toàn TT Sao vàng có 90 ha cây sắn tập trung tại các khu phố 9, khu phố 7, khu phố 6 và rãi rác ở các khu phố…Hiện nay, phần lớn các diện tích sắn đang ở giai đoạn nảy mầm đến 2- 3 lá. Để chủ động phòng trừ, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh khảm lá sắn gây ra, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn, hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ bệnh, cụ thể như sau:

1. Cách nhận biết bệnh khảm lá sắn

* Triệu chứng: Triệu chứng bệnh đặc trưng ở trên phiến lá, khảm vàng loang lỗ, bệnh nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Triệu chứng xuất hiện ở tất cả thời kỳ sinh trưởng của cây sắn từ khi mọc mầm đến trưởng thành. Cây sắn còn non bị nhiễm virus, cây không sinh trưởng, phát triển được; cây sắn đã lớn nhiễm virus, làm giảm năng suất, bệnh nặng không cho thu hoạch.

* Cơ chế lan truyền bệnh

- Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ sắn từ vụ trước, khi sử dụng thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm.

- Qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng: bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ truyền virus sang cây khỏe.

2. Biện pháp phòng trừ

2.1. Biện pháp phòng bệnh

- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, giống khỏe, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh như KM140, KM94. Tuyệt đối không sử dụng giống sắn HLS11 để trồng (HLS11 là giống có mật độ bọ phấn trắng nhiễm cao hơn nhiều lần so với các giống khác).

- Biện pháp luân canh: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn trắng (cây thuốc lá, cà chua, cà pháo, bầu bí, khoai tây, ớt,…), ở những vùng đã bị bệnh khảm lá virus từ vụ trước; áp dụng trồng luân canh giữa cây sắn với các loại cây trồng khác như mía, đậu tương, củ đậu, lạc…để cắt đứt nguồn chung chuyển của bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư cây sắn từ vụ trước, phát quang cỏ dại tại các bờ và khu vực bao quanh vùng trồng, áp dụng tốt các biện pháp luân canh giữa cây sắn với các loại cây trồng khác như mía, đậu tương, củ đậu, lạc,…để cắt đứt nguồn chu chuyển của bệnh.

- Theo dõi những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh, những vùng đã nhiễm bệnh vụ trước, phun trừ bọ phấn ở giai đoạn ấu trùng bằng các loại thuốc hóa học có tính lưu dẫn, nội hấp như: Super Ram 75WP, Chess 50WG, Acdinosin 50WP… kết hợp với thuốc có tính tiếp xúc, xông hơi như: Bassa 50ND, victory 585EC, Polytox 666EC, Bassa 50ND,....

2.2. Biện pháp tiêu hủy bệnh: Tăng cường điều tra trên diện tích sắn, để sớm phát hiện những ruộng bị bệnh, thông qua các triệu chứng trên bộ lá, từ màu xanh sang khảm vàng loang lỗ, để có biện pháp tiêu hủy, xử lý kịp thời.

- Đối với những ruộng sắn có tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ, tiêu hủy cây bị bệnh, bón vôi vào phần đất cây vừa nhổ.

- Đối với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom, tiêu hủy. Trên diện tích đã nhổ bỏ, tiêu hủy, hướng dẫn nông dân cày lật, bón vôi xử lý đất và chuyển đổi trồng các loại cây màu còn thời vụ như: Đậu xanh, vừng, lạc, ngô…

Đề nghị các khu phố có diện tích trồng sắn, Đài truyền thanh TT tăng thời lượng, thông tin kịp thời nội dung hướng dn;đôn đốc cán bộ kỹ thuật, Khuyến nông viên, các Trưởng khu phố, thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm bệnh khảm lá trên cây sắn; theo dõi chặt chẽ diễn biến của môi giới truyền bệnh, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả./.

BCĐ Sản xuất thị trấn Sao Vàng.

Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh khảm lá trên cây sắn

Đăng lúc: 05/05/2022 08:07:47 (GMT+7)

Năm 2022, toàn TT Sao vàng có 90 ha cây sắn tập trung tại các khu phố 9, khu phố 7, khu phố 6 và rãi rác ở các khu phố…Hiện nay, phần lớn các diện tích sắn đang ở giai đoạn nảy mầm đến 2- 3 lá. Để chủ động phòng trừ, giảm thiểu tối đa thiệt hại do bệnh khảm lá sắn gây ra, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn, hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ bệnh, cụ thể như sau:

1. Cách nhận biết bệnh khảm lá sắn

* Triệu chứng: Triệu chứng bệnh đặc trưng ở trên phiến lá, khảm vàng loang lỗ, bệnh nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Triệu chứng xuất hiện ở tất cả thời kỳ sinh trưởng của cây sắn từ khi mọc mầm đến trưởng thành. Cây sắn còn non bị nhiễm virus, cây không sinh trưởng, phát triển được; cây sắn đã lớn nhiễm virus, làm giảm năng suất, bệnh nặng không cho thu hoạch.

* Cơ chế lan truyền bệnh

- Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ sắn từ vụ trước, khi sử dụng thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm.

- Qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng: bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ truyền virus sang cây khỏe.

2. Biện pháp phòng trừ

2.1. Biện pháp phòng bệnh

- Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, giống khỏe, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng, không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh như KM140, KM94. Tuyệt đối không sử dụng giống sắn HLS11 để trồng (HLS11 là giống có mật độ bọ phấn trắng nhiễm cao hơn nhiều lần so với các giống khác).

- Biện pháp luân canh: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn trắng (cây thuốc lá, cà chua, cà pháo, bầu bí, khoai tây, ớt,…), ở những vùng đã bị bệnh khảm lá virus từ vụ trước; áp dụng trồng luân canh giữa cây sắn với các loại cây trồng khác như mía, đậu tương, củ đậu, lạc…để cắt đứt nguồn chung chuyển của bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch tàn dư cây sắn từ vụ trước, phát quang cỏ dại tại các bờ và khu vực bao quanh vùng trồng, áp dụng tốt các biện pháp luân canh giữa cây sắn với các loại cây trồng khác như mía, đậu tương, củ đậu, lạc,…để cắt đứt nguồn chu chuyển của bệnh.

- Theo dõi những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh, những vùng đã nhiễm bệnh vụ trước, phun trừ bọ phấn ở giai đoạn ấu trùng bằng các loại thuốc hóa học có tính lưu dẫn, nội hấp như: Super Ram 75WP, Chess 50WG, Acdinosin 50WP… kết hợp với thuốc có tính tiếp xúc, xông hơi như: Bassa 50ND, victory 585EC, Polytox 666EC, Bassa 50ND,....

2.2. Biện pháp tiêu hủy bệnh: Tăng cường điều tra trên diện tích sắn, để sớm phát hiện những ruộng bị bệnh, thông qua các triệu chứng trên bộ lá, từ màu xanh sang khảm vàng loang lỗ, để có biện pháp tiêu hủy, xử lý kịp thời.

- Đối với những ruộng sắn có tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ, tiêu hủy cây bị bệnh, bón vôi vào phần đất cây vừa nhổ.

- Đối với các ruộng sắn tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom, tiêu hủy. Trên diện tích đã nhổ bỏ, tiêu hủy, hướng dẫn nông dân cày lật, bón vôi xử lý đất và chuyển đổi trồng các loại cây màu còn thời vụ như: Đậu xanh, vừng, lạc, ngô…

Đề nghị các khu phố có diện tích trồng sắn, Đài truyền thanh TT tăng thời lượng, thông tin kịp thời nội dung hướng dn;đôn đốc cán bộ kỹ thuật, Khuyến nông viên, các Trưởng khu phố, thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, phát hiện sớm bệnh khảm lá trên cây sắn; theo dõi chặt chẽ diễn biến của môi giới truyền bệnh, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả./.

BCĐ Sản xuất thị trấn Sao Vàng.

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com