Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy

Ngày 19/06/2024 14:20:07

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ nay đến hết tháng 6/2024, nắng nóng gay gắt tiếp tục diễn ra, thời tiết khô hạn, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng đặc biệt là diện tích lúa mới cấy. Để chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy, cụ thể như sau:

1. Điều tiết nước sau cấy:

Duy trì mực nước trên mặt ruộng từ 2 - 3 cm, giúp cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao.

Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu (7-8 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 30-35 khóm/m2 và 6-7 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 45-50 khóm/m2), thực hiện rút nước lộ ruộng từ 7-10 ngày nhằm hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu đồng thời giúp bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cứng cây và chống đổ tốt.

2. Bón phân:

Bón phân sớm, bón tập trung theo phương châm "nặng đầu, nhẹ cuối", bón cân đối N-P-K, tránh bón phân lai rai để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu và sâu bệnh gây hại; khuyến khích sử dụng phân bón NPK chuyên dùng, đảm bảo cây lúa khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời phòng chống bệnh bạc lá lúa thường phát sinh gây hại trong vụ Mùa.

* Bón thúc đợt 1 (Khi lúa bén rễ hồi xanh):

- Sử dụng các loại phân hỗn hợp chuyên thúc cho lúa như: NPK12-3- 10+2SiO2hh (Lúa 2-Tiến nông), lượng bón 20-25 kg/sào; hoặc NPK12-5-10+14S (Lâm thao), lượng bón 17-20kg/sào.

- Nếu sử dụng phân đơn: Bón 4-5 kg ure + 2-3 kg kaliclorua

3. Phòng trừ sâu bệnh:

Chủ động phòng trừ diệt chuột, bắt ốc bươu vàng, hạn chế bệnh ngộ độc hữu cơ…

- Đối với chuột: Các địa phương tổ chức phòng trừ diệt chuột đồng loạt theo từng thôn, từng khu đồng để đạt hiệu quả cao; ưu tiên các biện pháp thủ công như: tổ chức đào bắt, hun khói, đổ nước vào hang, dùng bẫy bán nguyệt, bẩy dây, bẩy kẹp, bẩy sập... hoặc sử dụng một trong các thuốc diệt chuột nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam có chứa các hoạt chất sau: Hoạt chất Bromadiolone (thuốc Broma 0.005AB, Bellus 0.005AB, Hicate 0.08AB, Kingcat 0.05RB); hoạt chất Diphacinone (thuốc Gimlet 0.2GB, Gimlet 800SP); hoạt chất Brodifacoum (thuốc Klerat 0.005%, Vifarat 0.05%AB); Hoạt chất Warfarin (thuốc Rasger 20DP, Rat K 2%DP, Rat-kill 2%DP)… sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Đối với ốc bươu vàng: Bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc hóa học khi mật độ ốc ≥ 3 con/m2 bằng một trong các loại thuốc: Bayluscide 70WG, Bosago 12AB, Catfish 700WP,...phun từ sau khi cấy đến giai đoạn lúa đẻ nhánh, khi phun giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để phát huy hiệu quả cao nhất.

- Đối với bệnh ngộ độc hữu cơ: Nếu thấy lúa chậm bén rễ hồi xanh và có triệu chứng của ngộ độc hữu cơ (lá vàng, rễ thâm đen, cây ngừng phát triển) thì cần thay nước ruộng, bón vôi bột 10 - 15 kg/sào + 10 - 15 kg super lân lâm thao, sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, nhất là vùng rễ cho cây lúa, kết hợp phun bổ sung các chế phẩm vi lượng như: Atonik 1.8SL, Humic, K-humate, Pennac P,…phun từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 3- 5 ngày. Khi cây lúa ra lá mới, tiến hành chăm bón như quy trình.

- Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, thăm đồng để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... phòng trừ kịp thời, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc, đúng cách.

  

Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy

Đăng lúc: 19/06/2024 14:20:07 (GMT+7)

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ nay đến hết tháng 6/2024, nắng nóng gay gắt tiếp tục diễn ra, thời tiết khô hạn, nguy cơ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây trồng đặc biệt là diện tích lúa mới cấy. Để chủ động ứng phó với điều kiện thời tiết, Ban chỉ đạo sản xuất thị trấn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa sau cấy, cụ thể như sau:

1. Điều tiết nước sau cấy:

Duy trì mực nước trên mặt ruộng từ 2 - 3 cm, giúp cây lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh khoẻ, đẻ tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao.

Khi ruộng lúa đạt số nhánh hữu hiệu (7-8 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 30-35 khóm/m2 và 6-7 nhánh/khóm đối với mật độ cấy 45-50 khóm/m2), thực hiện rút nước lộ ruộng từ 7-10 ngày nhằm hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu đồng thời giúp bộ rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, cứng cây và chống đổ tốt.

2. Bón phân:

Bón phân sớm, bón tập trung theo phương châm "nặng đầu, nhẹ cuối", bón cân đối N-P-K, tránh bón phân lai rai để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu và sâu bệnh gây hại; khuyến khích sử dụng phân bón NPK chuyên dùng, đảm bảo cây lúa khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời phòng chống bệnh bạc lá lúa thường phát sinh gây hại trong vụ Mùa.

* Bón thúc đợt 1 (Khi lúa bén rễ hồi xanh):

- Sử dụng các loại phân hỗn hợp chuyên thúc cho lúa như: NPK12-3- 10+2SiO2hh (Lúa 2-Tiến nông), lượng bón 20-25 kg/sào; hoặc NPK12-5-10+14S (Lâm thao), lượng bón 17-20kg/sào.

- Nếu sử dụng phân đơn: Bón 4-5 kg ure + 2-3 kg kaliclorua

3. Phòng trừ sâu bệnh:

Chủ động phòng trừ diệt chuột, bắt ốc bươu vàng, hạn chế bệnh ngộ độc hữu cơ…

- Đối với chuột: Các địa phương tổ chức phòng trừ diệt chuột đồng loạt theo từng thôn, từng khu đồng để đạt hiệu quả cao; ưu tiên các biện pháp thủ công như: tổ chức đào bắt, hun khói, đổ nước vào hang, dùng bẫy bán nguyệt, bẩy dây, bẩy kẹp, bẩy sập... hoặc sử dụng một trong các thuốc diệt chuột nằm trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam có chứa các hoạt chất sau: Hoạt chất Bromadiolone (thuốc Broma 0.005AB, Bellus 0.005AB, Hicate 0.08AB, Kingcat 0.05RB); hoạt chất Diphacinone (thuốc Gimlet 0.2GB, Gimlet 800SP); hoạt chất Brodifacoum (thuốc Klerat 0.005%, Vifarat 0.05%AB); Hoạt chất Warfarin (thuốc Rasger 20DP, Rat K 2%DP, Rat-kill 2%DP)… sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Đối với ốc bươu vàng: Bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc hóa học khi mật độ ốc ≥ 3 con/m2 bằng một trong các loại thuốc: Bayluscide 70WG, Bosago 12AB, Catfish 700WP,...phun từ sau khi cấy đến giai đoạn lúa đẻ nhánh, khi phun giữ mực nước trong ruộng từ 2 - 3 cm để phát huy hiệu quả cao nhất.

- Đối với bệnh ngộ độc hữu cơ: Nếu thấy lúa chậm bén rễ hồi xanh và có triệu chứng của ngộ độc hữu cơ (lá vàng, rễ thâm đen, cây ngừng phát triển) thì cần thay nước ruộng, bón vôi bột 10 - 15 kg/sào + 10 - 15 kg super lân lâm thao, sục bùn để giải phóng khí độc trong đất, nhất là vùng rễ cho cây lúa, kết hợp phun bổ sung các chế phẩm vi lượng như: Atonik 1.8SL, Humic, K-humate, Pennac P,…phun từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 3- 5 ngày. Khi cây lúa ra lá mới, tiến hành chăm bón như quy trình.

- Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra, thăm đồng để phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn... phòng trừ kịp thời, đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng lúc, đúng cách.

  

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com