Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hội thảo Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa

Ngày 08/10/2024 08:06:45

 

Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa”

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tham dự Hội thảo về phía các bộ, ngành trung ương có các đồng chí: Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế quốc dân; Đặng Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Toàn cảnh hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế và xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững.

Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Chuyển đổi xanh không chỉ là phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Sự kết hợp giữa chuyển đổi số và xanh tạo ra một mô hình phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, trong những năm qua, Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực về chuyển đổi số: Năm 2022, Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về xếp hạng chuyển đổi số. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 16, kinh tế số xếp thứ 14, xã hội số xếp thứ 13 (kết quả năm 2023 chưa công bố). Đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã có 114 xã, phường, thị trấn được công nhận hoàn thành chuyển đổi số cấp xã...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại hội thảo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm khẳng định: Có được kết quả trên là do tỉnh có lộ trình về chuyển đổi số rất rõ ràng, hợp lý và bố trí nguồn lực phù hợp để tổ chức, sắp xếp các nhiệm vụ chuyển đổi số theo thứ tự ưu tiên (lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì tập trung chuyển đổi trước; thực hiện chuyển đổi từng lĩnh vực, tiến tới chuyển đổi tổng thể và toàn diện); thực hiện chuyển đổi số thông qua mô hình thí điểm thành công rồi mới nhân rộng. Bên cạnh đó, Thanh Hóa chú trọng đến việc tuyên truyền về chuyển đổi số để thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp, qua đó làm thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số... góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo lần này là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những góc nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh Thanh Hóa được kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu Ban tổ chức kiểm tra, thống kê các đại biểu thuộc thành phần tham dự của các cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua đó, Phó Chủ tịch mong muốn các thủ trưởng, cơ quan, đơn vị và các địa phương trong tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của đơn vị mình.

Các chuyên gia tham trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam đã định hướng mô hình tăng trưởng dựa trên kinh tế số trong bối cảnh quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số, nâng cao tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GRDP của tỉnh Thanh Hóa; chia sẻ các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành, lĩnh vực; chuyển đổi số trong doanh nghiệp gắn với chuyển đổi xanh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất lao động; giới thiệu các nền tảng, giải pháp số để chuyển đổi số và áp dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp...

Với các tham luận: Định hướng mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và kinh tế số tỉnh Thanh Hóa; Định hướng thúc đẩy Kinh tế số, Xã hội số tỉnh Thanh Hóa; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, khuyến nghị cho Thanh Hóa; Chuyển đổi kép - xu hướng phát triển kinh tế bền vững; Giải pháp chuyển đổi số từ cơ sở đến quản lý nhà nước hướng tới nền kinh tế nông nghiệp xanh bền vững; Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững; Công nghệ thông tin và chuyển đổi kép trong doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm trao Bằng khen cho các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2023.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm trao Bằng khen cho các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2023

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đỗ Hữu Quyết trao Bằng khen cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các cá nhân đạt giải cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về CĐS tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Cũng tại hội thảo, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tôn vinh, khen thưởng 35 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác chuyển đổi số. Tổng kết, trao giải cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về CĐS tỉnh Thanh Hóa năm 2024, Ban tổ chức đã trao 28 giải/4 tuần, gồm 4 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba, 12 giải Khuyến khích.

Định hướng mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và kinh tế số tỉnh Thanh Hóa

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2020 và từ năm 2021 đến nay luôn trong các địa phương dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu chậm lại do mô hình tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng (dựa vào vốn và lao động). Mô hình tăng trưởng này làm cho hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp. Để duy trì tăng trưởng cao, dài hạn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, vấn đề đặt ra đối với tỉnh Thanh Hóa là chuyển sang mô hình tăng trưởng mới được hậu thuẫn bởi đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất và bền vững.

Về định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Thanh Hóa cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát triển xanh, thân thiện với môi trường và chuyển sang giai đoạn 3 của quá trình phát triển.

Tăng trưởng cao nhưng đi đôi với nó phải nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng cũ vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên (chủ yếu đất đai), công nghệ gia công và gia tăng vốn đầu tư đã làm cho chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế thấp.

Để chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang giai đoạn mới, tỉnh Thanh Hóa nên tập trung vào đổi mới sáng tạo: Cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng thể chế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Về Kinh tế số: Thanh Hóa cần đẩy mạnh các ngành lõi hay ICT đặc biệt là các ngành sản xuất điện tử, máy tính, viễn thông... Đẩy mạnh chuyển đổi số và thương mại điện tử trong các lĩnh vực và các ngành khác để nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong các ngành lĩnh vực.

Thanh Hóa cũng nên chuyển sang mô hình công nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh động, lợi thế cạnh tranh bậc cao.

Đồng thời, chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, bền vững và tuần hoàn: Chuyển đổi số cùng với chuyển đổi xanh là những yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế và xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững. Việc chuyển đổi này mang lại nhiều lợi ích quan trọng: Trước hết, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua tự động hóa, phân tích dữ liệu và quản lý thông tin hiệu quả.

Đồng thời, chuyển đổi xanh tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ sạch và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm. Sự kết hợp giữa chuyển đổi số và xanh tạo ra một mô hình phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hơn nữa, giúp tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu trước biến đổi khí hậu và các khủng hoảng khác, thông qua các hệ thống quản lý thông minh và công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, chuyển đổi này còn mở ra nhiều cơ hội mới trong việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mới, tạo ra việc làm và thúc đẩy sáng tạo.

Định hướng thúc đẩy kinh tế số và xã hội số tỉnh Thanh Hóa

PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số-Xã hội số, Bộ Thông tin & Truyền thông.

Thanh Hóa hiện đứng thứ 3 cả nước về dân số nhưng GDP xếp thứ 29/63 tỉnh, thành. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa đạt 7,01%. Toàn tỉnh hiện có 615 doanh nghiệp công nghệ số, xếp thứ 32 cả nước và xếp thứ 5 vùng Bắc Trung Bộ.

Để thúc đẩy kinh tế số, Thanh Hóa cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển Khu công nghệ thông tin; tập trung phát triển ngành bán dẫn và điện tử; chuyển đổi số các khu công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giá trị cao gắn với du lịch, thúc đẩy kinh tế xanh.

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động mua bán hàng hóa lên sàn thương mại điện tử: Đề xuất các doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường các hoạt động bán buôn (đặc biệt là nông sản) trên các nền tảng xuyên biên giới, nền tảng số (platform) cho hoạt động bán buôn (Viettel Post). Sản phẩm nông nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc và phải gắn với du lịch. Sản xuất nông lâm nghiệp cần hướng tới kinh tế xanh.

Đối với các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số: Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng bài toán phát triển kinh tế số có trọng tâm, trọng điểm, có tính dẫn dắt, đột phá; các bộ, ngành hướng dẫn chi tiết cho các địa phương dùng nền tảng số dùng chung, không dùng các ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc để có dữ liệu; xác định những nền tảng nào trung ương làm/địa phương làm; tích hợp các nền tảng có tính hạ tầng trong việc triển khai các ứng dụng số; làm thí điểm, tìm ra các công thức thành công để nhân rộng; xây dựng các Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số tại các địa phương; hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng số, ứng dụng số giải quyết, tháo gỡ điểm nghẽn, từ đó thúc đẩy kinh tế số.

Về xã hội số cần triển khai phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn; phổ cập và đa dạng hoá các dịch vụ số tiện ích sử dụng chữ ký số; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp như: học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử, hợp đồng lao động điện tử...

Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững

Ông Lê Bá Tân - Trưởng Ban kỹ thuật Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel

Năm 2024, Viettel vừa hoàn thành xây dựng báo cáo Phát triển bền vững của Tập đoàn. Đây là cam kết trách nhiệm của Viettel về sự bền vững trong các hoạt động phát triển của mình, nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng, các đối tác và cộng đồng. Hiện nay, Viettel đã chủ động đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Các sản phẩm của Viettel đạt tiêu chuẩn cao về tính bền vững, giúp làm tăng cơ hội kinh doanh, hợp tác đặc biệt với các tập đoàn lớn trên thế giới.

Viettel đang phải đối mặt với một số thách thức khi triển khai mạng 5G như: Công suất điện tiêu thụ gấp đôi khi triển khai 5G (Công suất trạm 5G khoảng 3,500W, tương đương công suất trung bình 1 trạm viễn thông hiện nay (gồm 2G+3G+4G)). Viettel đã chủ động yêu cầu nhà cung cấp thiết bị 5G áp dụng triệt để tính năng tiết kiệm điện, hướng tới tiết kiệm 80% điện năng tiêu thụ giờ thấp điểm. Đồng thời, xây dựng mạng lưới tự vận hành tối ưu (SON) áp dụng thuật toán AI, Big Data trong việc tối ưu sử dụng tài nguyên mạng lưới (tự động tắt/bật trạm, tự động tắt/bật tài nguyên theo nhu cầu sử dụng của người dùng). Chuyển đổi giải pháp làm mát bằng điều hoà Free Air Cooling (FAC) cho 10.000 trạm, giúp giảm 75% chi phí điện làm mát của trạm. Tích cực ứng dụng năng lượng mặt trời đảm bảo nguồn cho trạm, gắn chuyển đổi xanh với chi phí hiệu quả: Lắp pin mặt trời cho trạm không điện, biển đảo; trạm điện giá cao/trạm điện kém.

Viettel đang triển khai một số giải pháp phát triển thiết bị năng lượng xanh như: Nghiên cứu, sản xuất Pin dòng ô-xy hoá khử Vanadium VRFB (Vanadium Redox Flow Batteries) sử dụng các nguyên liệu thô phong phú, dễ dàng tái tạo như vanadium, axit sunfuric và nước. Vanadium là một kim loại có thể tái chế 98%, giúp giảm thiểu tác động môi trường do khai thác và chế biến quặng. Axit sunfuric và nước cũng có thể được tái sử dụng nhiều lần trong chu kỳ hoạt động của pin. Ứng dụng lưu trữ năng lượng quy mô lớn, chẳng hạn như lưu trữ năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh và xe điện.

Nghiên cứu, sản xuất tuabin gió mini (công suất 1-5kW) Ứng dụng quy mô nhỏ, phân tán tại trạm viễn thông (mức tiêu thụ 3-5kW/trạm), góp phần làm giảm từ 30-50% điện tiêu thụ, qua đó giảm phát thải CO2 (~7tấn CO2/trạm/năm). Chủ động đảm bảo năng lượng cho trạm phát sóng, tối ưu chi phí điện. Ứng dụng đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho hộ dân, trang trại nhỏ, vùng biên giới hải đảo, giàn khoan, tàu thuyền hoạt động trên biển (mức tiêu thụ 0.5-5kW)...

Để xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững, Viettel đề xuất với tỉnh Thanh Hóa một số nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông nâng cấp hạ tầng 5G: Ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông 5G và xây dựng Trung tâm dữ liệu xanh, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số toàn diện.

Xây dựng chính quyền số hiệu quả: Đề xuất tỉnh đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào quản lý, hướng tới xây dựng một đô thị thông minh và vận hành hiệu quả.

Phát triển kinh tế số năng động: Đề xuất tỉnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Xây dựng xã hội số toàn diện: Đề xuất tỉnh chú trọng nâng cao năng lực số cho người dân, phát triển y tế số và giáo dục số, đảm bảo mọi người dân đều được thụ hưởng lợi ích từ quá trình chuyển đổi số.

Thực hiện chuyển đổi xanh bền vững: Đề xuất tỉnh ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, quản lý năng lượng thông minh và phát triển giao thông xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng một Thanh Hóa xanh, sạch và phát triển bền vững.

Theo baothanhhoa.vn

  

Hội thảo Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 08/10/2024 08:06:45 (GMT+7)

 

Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa”

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tham dự Hội thảo về phía các bộ, ngành trung ương có các đồng chí: Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế quốc dân; Đặng Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Toàn cảnh hội thảo.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo “Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế và xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững.

Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới.

Chuyển đổi xanh không chỉ là phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Sự kết hợp giữa chuyển đổi số và xanh tạo ra một mô hình phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, trong những năm qua, Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực về chuyển đổi số: Năm 2022, Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về xếp hạng chuyển đổi số. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 16, kinh tế số xếp thứ 14, xã hội số xếp thứ 13 (kết quả năm 2023 chưa công bố). Đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã có 114 xã, phường, thị trấn được công nhận hoàn thành chuyển đổi số cấp xã...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại hội thảo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm khẳng định: Có được kết quả trên là do tỉnh có lộ trình về chuyển đổi số rất rõ ràng, hợp lý và bố trí nguồn lực phù hợp để tổ chức, sắp xếp các nhiệm vụ chuyển đổi số theo thứ tự ưu tiên (lĩnh vực nào doanh nghiệp, người dân cần thì tập trung chuyển đổi trước; thực hiện chuyển đổi từng lĩnh vực, tiến tới chuyển đổi tổng thể và toàn diện); thực hiện chuyển đổi số thông qua mô hình thí điểm thành công rồi mới nhân rộng. Bên cạnh đó, Thanh Hóa chú trọng đến việc tuyên truyền về chuyển đổi số để thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp, qua đó làm thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số... góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Hội thảo lần này là cơ hội để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những góc nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh Thanh Hóa được kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu Ban tổ chức kiểm tra, thống kê các đại biểu thuộc thành phần tham dự của các cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua đó, Phó Chủ tịch mong muốn các thủ trưởng, cơ quan, đơn vị và các địa phương trong tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của đơn vị mình.

Các chuyên gia tham trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam đã định hướng mô hình tăng trưởng dựa trên kinh tế số trong bối cảnh quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số, nâng cao tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GRDP của tỉnh Thanh Hóa; chia sẻ các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành, lĩnh vực; chuyển đổi số trong doanh nghiệp gắn với chuyển đổi xanh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất lao động; giới thiệu các nền tảng, giải pháp số để chuyển đổi số và áp dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp...

Với các tham luận: Định hướng mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và kinh tế số tỉnh Thanh Hóa; Định hướng thúc đẩy Kinh tế số, Xã hội số tỉnh Thanh Hóa; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, khuyến nghị cho Thanh Hóa; Chuyển đổi kép - xu hướng phát triển kinh tế bền vững; Giải pháp chuyển đổi số từ cơ sở đến quản lý nhà nước hướng tới nền kinh tế nông nghiệp xanh bền vững; Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững; Công nghệ thông tin và chuyển đổi kép trong doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm trao Bằng khen cho các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2023.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm trao Bằng khen cho các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2023

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đỗ Hữu Quyết trao Bằng khen cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trao giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các cá nhân đạt giải cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về CĐS tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Cũng tại hội thảo, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tôn vinh, khen thưởng 35 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác chuyển đổi số. Tổng kết, trao giải cuộc thi trực tuyến trắc nghiệm tìm hiểu về CĐS tỉnh Thanh Hóa năm 2024, Ban tổ chức đã trao 28 giải/4 tuần, gồm 4 giải Nhất, 4 giải Nhì, 8 giải Ba, 12 giải Khuyến khích.

Định hướng mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và kinh tế số tỉnh Thanh Hóa

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2011-2020 và từ năm 2021 đến nay luôn trong các địa phương dẫn đầu cả nước. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu chậm lại do mô hình tăng trưởng của tỉnh Thanh Hóa chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng (dựa vào vốn và lao động). Mô hình tăng trưởng này làm cho hiệu quả và chất lượng tăng trưởng thấp. Để duy trì tăng trưởng cao, dài hạn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, vấn đề đặt ra đối với tỉnh Thanh Hóa là chuyển sang mô hình tăng trưởng mới được hậu thuẫn bởi đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất và bền vững.

Về định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Thanh Hóa cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát triển xanh, thân thiện với môi trường và chuyển sang giai đoạn 3 của quá trình phát triển.

Tăng trưởng cao nhưng đi đôi với nó phải nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Mô hình tăng trưởng cũ vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên (chủ yếu đất đai), công nghệ gia công và gia tăng vốn đầu tư đã làm cho chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế thấp.

Để chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang giai đoạn mới, tỉnh Thanh Hóa nên tập trung vào đổi mới sáng tạo: Cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất lượng thể chế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đổi mới và sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Về Kinh tế số: Thanh Hóa cần đẩy mạnh các ngành lõi hay ICT đặc biệt là các ngành sản xuất điện tử, máy tính, viễn thông... Đẩy mạnh chuyển đổi số và thương mại điện tử trong các lĩnh vực và các ngành khác để nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong các ngành lĩnh vực.

Thanh Hóa cũng nên chuyển sang mô hình công nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh động, lợi thế cạnh tranh bậc cao.

Đồng thời, chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, bền vững và tuần hoàn: Chuyển đổi số cùng với chuyển đổi xanh là những yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế và xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững. Việc chuyển đổi này mang lại nhiều lợi ích quan trọng: Trước hết, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua tự động hóa, phân tích dữ liệu và quản lý thông tin hiệu quả.

Đồng thời, chuyển đổi xanh tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ sạch và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm ô nhiễm. Sự kết hợp giữa chuyển đổi số và xanh tạo ra một mô hình phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hơn nữa, giúp tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu trước biến đổi khí hậu và các khủng hoảng khác, thông qua các hệ thống quản lý thông minh và công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, chuyển đổi này còn mở ra nhiều cơ hội mới trong việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ mới, tạo ra việc làm và thúc đẩy sáng tạo.

Định hướng thúc đẩy kinh tế số và xã hội số tỉnh Thanh Hóa

PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số-Xã hội số, Bộ Thông tin & Truyền thông.

Thanh Hóa hiện đứng thứ 3 cả nước về dân số nhưng GDP xếp thứ 29/63 tỉnh, thành. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa đạt 7,01%. Toàn tỉnh hiện có 615 doanh nghiệp công nghệ số, xếp thứ 32 cả nước và xếp thứ 5 vùng Bắc Trung Bộ.

Để thúc đẩy kinh tế số, Thanh Hóa cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển Khu công nghệ thông tin; tập trung phát triển ngành bán dẫn và điện tử; chuyển đổi số các khu công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giá trị cao gắn với du lịch, thúc đẩy kinh tế xanh.

Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động mua bán hàng hóa lên sàn thương mại điện tử: Đề xuất các doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường các hoạt động bán buôn (đặc biệt là nông sản) trên các nền tảng xuyên biên giới, nền tảng số (platform) cho hoạt động bán buôn (Viettel Post). Sản phẩm nông nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc và phải gắn với du lịch. Sản xuất nông lâm nghiệp cần hướng tới kinh tế xanh.

Đối với các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số: Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng bài toán phát triển kinh tế số có trọng tâm, trọng điểm, có tính dẫn dắt, đột phá; các bộ, ngành hướng dẫn chi tiết cho các địa phương dùng nền tảng số dùng chung, không dùng các ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc để có dữ liệu; xác định những nền tảng nào trung ương làm/địa phương làm; tích hợp các nền tảng có tính hạ tầng trong việc triển khai các ứng dụng số; làm thí điểm, tìm ra các công thức thành công để nhân rộng; xây dựng các Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số tại các địa phương; hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng số, ứng dụng số giải quyết, tháo gỡ điểm nghẽn, từ đó thúc đẩy kinh tế số.

Về xã hội số cần triển khai phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn; phổ cập và đa dạng hoá các dịch vụ số tiện ích sử dụng chữ ký số; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp như: học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử, hợp đồng lao động điện tử...

Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững

Ông Lê Bá Tân - Trưởng Ban kỹ thuật Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel

Năm 2024, Viettel vừa hoàn thành xây dựng báo cáo Phát triển bền vững của Tập đoàn. Đây là cam kết trách nhiệm của Viettel về sự bền vững trong các hoạt động phát triển của mình, nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng, các đối tác và cộng đồng. Hiện nay, Viettel đã chủ động đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững trong giai đoạn mới. Các sản phẩm của Viettel đạt tiêu chuẩn cao về tính bền vững, giúp làm tăng cơ hội kinh doanh, hợp tác đặc biệt với các tập đoàn lớn trên thế giới.

Viettel đang phải đối mặt với một số thách thức khi triển khai mạng 5G như: Công suất điện tiêu thụ gấp đôi khi triển khai 5G (Công suất trạm 5G khoảng 3,500W, tương đương công suất trung bình 1 trạm viễn thông hiện nay (gồm 2G+3G+4G)). Viettel đã chủ động yêu cầu nhà cung cấp thiết bị 5G áp dụng triệt để tính năng tiết kiệm điện, hướng tới tiết kiệm 80% điện năng tiêu thụ giờ thấp điểm. Đồng thời, xây dựng mạng lưới tự vận hành tối ưu (SON) áp dụng thuật toán AI, Big Data trong việc tối ưu sử dụng tài nguyên mạng lưới (tự động tắt/bật trạm, tự động tắt/bật tài nguyên theo nhu cầu sử dụng của người dùng). Chuyển đổi giải pháp làm mát bằng điều hoà Free Air Cooling (FAC) cho 10.000 trạm, giúp giảm 75% chi phí điện làm mát của trạm. Tích cực ứng dụng năng lượng mặt trời đảm bảo nguồn cho trạm, gắn chuyển đổi xanh với chi phí hiệu quả: Lắp pin mặt trời cho trạm không điện, biển đảo; trạm điện giá cao/trạm điện kém.

Viettel đang triển khai một số giải pháp phát triển thiết bị năng lượng xanh như: Nghiên cứu, sản xuất Pin dòng ô-xy hoá khử Vanadium VRFB (Vanadium Redox Flow Batteries) sử dụng các nguyên liệu thô phong phú, dễ dàng tái tạo như vanadium, axit sunfuric và nước. Vanadium là một kim loại có thể tái chế 98%, giúp giảm thiểu tác động môi trường do khai thác và chế biến quặng. Axit sunfuric và nước cũng có thể được tái sử dụng nhiều lần trong chu kỳ hoạt động của pin. Ứng dụng lưu trữ năng lượng quy mô lớn, chẳng hạn như lưu trữ năng lượng tái tạo, lưới điện thông minh và xe điện.

Nghiên cứu, sản xuất tuabin gió mini (công suất 1-5kW) Ứng dụng quy mô nhỏ, phân tán tại trạm viễn thông (mức tiêu thụ 3-5kW/trạm), góp phần làm giảm từ 30-50% điện tiêu thụ, qua đó giảm phát thải CO2 (~7tấn CO2/trạm/năm). Chủ động đảm bảo năng lượng cho trạm phát sóng, tối ưu chi phí điện. Ứng dụng đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho hộ dân, trang trại nhỏ, vùng biên giới hải đảo, giàn khoan, tàu thuyền hoạt động trên biển (mức tiêu thụ 0.5-5kW)...

Để xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững, Viettel đề xuất với tỉnh Thanh Hóa một số nội dung: Hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông nâng cấp hạ tầng 5G: Ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng viễn thông 5G và xây dựng Trung tâm dữ liệu xanh, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số toàn diện.

Xây dựng chính quyền số hiệu quả: Đề xuất tỉnh đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào quản lý, hướng tới xây dựng một đô thị thông minh và vận hành hiệu quả.

Phát triển kinh tế số năng động: Đề xuất tỉnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Xây dựng xã hội số toàn diện: Đề xuất tỉnh chú trọng nâng cao năng lực số cho người dân, phát triển y tế số và giáo dục số, đảm bảo mọi người dân đều được thụ hưởng lợi ích từ quá trình chuyển đổi số.

Thực hiện chuyển đổi xanh bền vững: Đề xuất tỉnh ứng dụng công nghệ số vào nông nghiệp, quản lý năng lượng thông minh và phát triển giao thông xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng một Thanh Hóa xanh, sạch và phát triển bền vững.

Theo baothanhhoa.vn

  

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com