Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
141789

Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống nóng cho vật nuôi

Ngày 02/06/2023 00:00:00


Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tình hình thời tiết nắng nóng đã và đang diễn biến phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ giữa tháng 5/2023 đến nay liên tiếp các đợt nắng nóng kéo dài có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến từ 37- 40 độ. Dự báo nền nhiệt trung bình năm 2023 ở mức cao trung bình nhiều năm khoảng 0,5-1,0 độ; các đợt nắng nóng có thể sẽ dài hơn, khoảng 5-7 ngày, khả năng cao xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi .Để chủ động, kịp thời phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi như sau:

1. Về chuồng trại:

Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, có mái che chắn chống ánh nắng chiếu trực tiếp vào gia súc, gia cầm. Sử dụng lưới đen, bạt và 1 số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

Thiết kế hệ thống giàn phun mưa, phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi vào những thời điểm nắng nóng cao độ trong ngày (từ 11h trưa đến 16h chiều). Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Chú ý lắp quạt ngang tầm lưng gia súc, không treo quạt từ trên trần thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.

Đối với chuồng nuôi có mái lợp bằng tôn hoặc fibro xi măng phải dùng lá cọ, rơm rạ, trồng cây dây leo phủ lên để chống nóng. Đối với kiểu chuồng kín kiểm tra giàn mát, hệ thống giàn phun nước trên mái chuồng nuôi để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi, chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện. Xung quang trang trại, chuồng nuôi nên trồng cây để tạo bóng mát.

2.Về chế độ chăm sóc:

Bố trí mật độ phù hợp với từng loại vật nuôi, lứa tuổi và sinh lý vật nuôi; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

- Đối với trâu, bò: Cho uống đủ nước, bổ sung thêm muối 2 - 3g/10kg thể trọng, ăn đủ cỏ, thức ăn thô xanh, rơm 10 - 35 kg/con/ngày, tinh bột 1 - 2,5kg/con/ ngày; Không chăn thả hoặc để gia súc làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát hoặc tại chuồng, tắm trải cho gia súc 2 - 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ cho cơ thể; Hạn chế vận chuyển gia súc, gia cầm khi trời nắng nóng, trường hợp vận chuyển phương tiện được che chắn nắng nóng và mật độ vận chuyển hợp lý, đồng thời thường xuyên kiểm tra, dừng nghỉ tắm cho gia súc.

- Đối với gia cầm: Nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: Gà giai đoạn úm: 50 - 60 con/m2, gà từ 0,5- 1kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/m2; Thời tiết nóng, nhiệt độ cao nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng; Gà nuôi trên nền đệm lót sinh học cần làm đệm lót mỏng hơn, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà. Cung cấp đủ nước sạch cho gia cầm, khẩu phần ăn hợp lý bổ sung vitamin C và các chất điện giải vào nước uống nhằm tăng sức đề kháng.

- Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3 - 4 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con; Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm muối ăn 0,1 - 0,3g/kg thể trọng/ngày, đường gluco 0,5 - 1g/kg thể trọng/ngày hoặc chất điện giải, vitamin C vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu của từng giai đoạn.

3.Về công tác vệ sinh phòng bệnh:

- Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, không để phân và nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi. Thường xuyên thu dọn chất thải, khơi thông cống rãnh nhằm hạn chế vật chủ trung gian truyền bệnh;Vệ sinh máng ăn, máng uống không để dư thừa thức ăn trong máng gây ôi thiu; Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi, phun thuốc hóa chất tiêu diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt,..là tác nhân truyền và gây bệnh. Định kỳ tẩy giun, sán, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung vắc xin Viên da nổi cục cho đàn trâu bò chưa được tiêm phòng. Khi phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh do nắng nóng cần cách ly, điều trị kịp thời.

- Hàng ngày quan sát, theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Nếu phát hiện thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện không bình thường (do cảm nắng, cảm nóng, do vận chuyển có mật độ nhốt cao…) cần áp dụng ngay các biện pháp làm mát để hạn chế rủi ro. Cần tách riêng gia súc, gia cầm ra nơi có bóng mát, tạo sự thông thoáng nơi nhốt, dùng ngay hệ thống quạt làm mát nhưng không nên cho thổi trực tiếp vào gia súc, gia cầm để tránh cho gia súc, gia cầm bị sốc, choáng. Có thể dùng đá lạnh chườm mát vùng đầu, vùng mặt; đồng thời cho gia súc, gia cầm uống nước điện giải, đường gluco khi ổn định mới cho gia súc, gia cầm nhập đàn. Khi có gia súc, gia cầm ốm hoặc chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là một số biện pháp phòng, chống nóng cho vật nuôi giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng; khuyến cáo các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn thực hiện.

 

 

 

Hướng dẫn một số biện pháp phòng, chống nóng cho vật nuôi

Đăng lúc: 02/06/2023 00:00:00 (GMT+7)


Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tình hình thời tiết nắng nóng đã và đang diễn biến phức tạp có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ giữa tháng 5/2023 đến nay liên tiếp các đợt nắng nóng kéo dài có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến từ 37- 40 độ. Dự báo nền nhiệt trung bình năm 2023 ở mức cao trung bình nhiều năm khoảng 0,5-1,0 độ; các đợt nắng nóng có thể sẽ dài hơn, khoảng 5-7 ngày, khả năng cao xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt. Đây là điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi có thể bị chết do cảm nắng, cảm nóng, gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất chăn nuôi .Để chủ động, kịp thời phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, UBND thị trấn Sao Vàng hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi như sau:

1. Về chuồng trại:

Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, có mái che chắn chống ánh nắng chiếu trực tiếp vào gia súc, gia cầm. Sử dụng lưới đen, bạt và 1 số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng để tạo sự thoáng mát, nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

Thiết kế hệ thống giàn phun mưa, phun nước trực tiếp lên mái chuồng nuôi vào những thời điểm nắng nóng cao độ trong ngày (từ 11h trưa đến 16h chiều). Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Chú ý lắp quạt ngang tầm lưng gia súc, không treo quạt từ trên trần thổi khí nóng từ mái chuồng xuống gia súc.

Đối với chuồng nuôi có mái lợp bằng tôn hoặc fibro xi măng phải dùng lá cọ, rơm rạ, trồng cây dây leo phủ lên để chống nóng. Đối với kiểu chuồng kín kiểm tra giàn mát, hệ thống giàn phun nước trên mái chuồng nuôi để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi, chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện. Xung quang trang trại, chuồng nuôi nên trồng cây để tạo bóng mát.

2.Về chế độ chăm sóc:

Bố trí mật độ phù hợp với từng loại vật nuôi, lứa tuổi và sinh lý vật nuôi; bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nước uống tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi

- Đối với trâu, bò: Cho uống đủ nước, bổ sung thêm muối 2 - 3g/10kg thể trọng, ăn đủ cỏ, thức ăn thô xanh, rơm 10 - 35 kg/con/ngày, tinh bột 1 - 2,5kg/con/ ngày; Không chăn thả hoặc để gia súc làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát hoặc tại chuồng, tắm trải cho gia súc 2 - 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt độ cho cơ thể; Hạn chế vận chuyển gia súc, gia cầm khi trời nắng nóng, trường hợp vận chuyển phương tiện được che chắn nắng nóng và mật độ vận chuyển hợp lý, đồng thời thường xuyên kiểm tra, dừng nghỉ tắm cho gia súc.

- Đối với gia cầm: Nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: Gà giai đoạn úm: 50 - 60 con/m2, gà từ 0,5- 1kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/m2; Thời tiết nóng, nhiệt độ cao nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng; Gà nuôi trên nền đệm lót sinh học cần làm đệm lót mỏng hơn, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà. Cung cấp đủ nước sạch cho gia cầm, khẩu phần ăn hợp lý bổ sung vitamin C và các chất điện giải vào nước uống nhằm tăng sức đề kháng.

- Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3 - 4 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con; Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm muối ăn 0,1 - 0,3g/kg thể trọng/ngày, đường gluco 0,5 - 1g/kg thể trọng/ngày hoặc chất điện giải, vitamin C vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu của từng giai đoạn.

3.Về công tác vệ sinh phòng bệnh:

- Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, không để phân và nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi. Thường xuyên thu dọn chất thải, khơi thông cống rãnh nhằm hạn chế vật chủ trung gian truyền bệnh;Vệ sinh máng ăn, máng uống không để dư thừa thức ăn trong máng gây ôi thiu; Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi, phun thuốc hóa chất tiêu diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt,..là tác nhân truyền và gây bệnh. Định kỳ tẩy giun, sán, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung vắc xin Viên da nổi cục cho đàn trâu bò chưa được tiêm phòng. Khi phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh do nắng nóng cần cách ly, điều trị kịp thời.

- Hàng ngày quan sát, theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Nếu phát hiện thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện không bình thường (do cảm nắng, cảm nóng, do vận chuyển có mật độ nhốt cao…) cần áp dụng ngay các biện pháp làm mát để hạn chế rủi ro. Cần tách riêng gia súc, gia cầm ra nơi có bóng mát, tạo sự thông thoáng nơi nhốt, dùng ngay hệ thống quạt làm mát nhưng không nên cho thổi trực tiếp vào gia súc, gia cầm để tránh cho gia súc, gia cầm bị sốc, choáng. Có thể dùng đá lạnh chườm mát vùng đầu, vùng mặt; đồng thời cho gia súc, gia cầm uống nước điện giải, đường gluco khi ổn định mới cho gia súc, gia cầm nhập đàn. Khi có gia súc, gia cầm ốm hoặc chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là một số biện pháp phòng, chống nóng cho vật nuôi giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi, hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng; khuyến cáo các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn thực hiện.

 

 

 

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Thị Trấn Sao Vàng, khu phố Xuân Tâm, TT. Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373835076
Email: saovangubndtt@gmail.com